Dệt may liên kết đầu tư khâu "thượng nguồn"
Ngành dệt may được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, nhưng từ đầu năm đến nay, các đơn hàng dệt may lại có dấu hiệu chững lại.
Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên BNEWS đã có cuộc trao đổi với ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas).
BNEWS: Ông có thể cho biết tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành dệt may từ đầu năm đến nay?
Ông Trương Văn Cẩm: Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội đã sản xuất hơn 113 triệu m2 vải dệt từ sợi tự nhiên, tăng 8,9% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo đạt gần 221 triệu m 2 , tương đương cùng kỳ năm trước; quần áo mặc thường trên 1 triệu cái, tăng 7,3% so với cùng kỳ.
Với khối lượng sản xuất này, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng đầu năm đạt trên 8,1 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt trên 6,8 tỷ USD, tăng 6,95%; xơ sợi đạt 824 triệu USD, tăng 2,87%; nguyên phụ liệu đạt 273 triệu USD, tăng 4,14%; vải không dệt đạt 145 triệu USD, giảm 3,97%.
Sức mua thể hiện tương đối rõ với những thị trường lớn là các nước trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; trong đó, Mỹ chiếm 48%, Nhật Bản chiếm khoảng 12%. Còn lại các thị trường EU chiếm 15% và Hàn Quốc chiếm gần 10%.
Nếu nhìn tổng thể nền kinh tế thế giới, có thể thấy rằng tăng trưởng các nền kinh tế lớn cũng không khả quan, chỉ bằng năm 2015, thậm chí có thị trường thấp hơn. Vì thế sức mua của các thị trường này có thể nói chưa nhìn thấy dấu hiệu tăng so với năm trước.
BNEWS: Những tháng đầu năm, đơn hàng dệt may đang có dấu hiệu chững lại. Vậy theo ông đâu là nguyên nhân?
Ông Trương Văn Cẩm: Nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn có đơn hàng, tuy nhiên những tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại. Do đơn hàng không dồi dào nên doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với nhau, trong khi đơn giá xuất khẩu gần như không tăng.
Ngược lại, hàng loạt chi phí đầu vào từ lương tối thiểu, các khoản bảo hiểm, phí vận chuyển… đều tăng.
Bên cạnh đó, một số khách hàng quen thuộc của Việt Nam đã chuyển đơn hàng sang Myanmar, Lào bởi họ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang Mỹ, EU, lương tối thiểu và các khoản đóng bảo hiểm của các nước này cũng thấp hơn nhiều so với Việt Nam.
Trong khi đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hay Hiệp định Thương mại tự do (FTA) của Việt Nam với EU vẫn chưa có hiệu lực.
Không chỉ Myanmar, Lào đang hút đơn hàng dệt may của Việt Nam mà cả Campuchia năm 2015 cũng có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào EU ngang ngửa so với Việt Nam.
Do Campuchia đang được hưởng thuế suất ưu đãi 0% theo chương trình GSP dành cho các nước kém phát triển, trong khi Việt Nam chỉ được hưởng ở nhóm các nước đang phát triển là 9,6%.
Giá dầu giảm cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm giá thành sản phẩm nhưng đồng thời giá sản phẩm ở một số thị trường trong vài năm trở lại đây đã giảm khoảng từ 7 – 10% do đó, lượng hàng xuất đi dù tăng thì lượng tiền thu về cũng không tăng.
Ngoài ra, giá dầu còn ảnh hưởng đến đầu vào như: xơ sơi... và giá bông hiện cũng đang tương đối thấp. Vì vậy, giá thành sản phẩm và giá bán cũng không cao so với mọi năm.
BNEWS: Vậy doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, thưa ông?
Ông Trương Văn Cẩm: Để tăng xuất khẩu cũng như thu hút đơn hàng, đồng thời để tận dụng được một số lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp dệt may sẽ phải tập trung vào rất nhiều khâu.
Theo tôi, khâu đột phá là làm thế nào để tăng năng suất và đảm bảo quy tắc xuất xứ từ xơ sợi trở đi phù hợp quy định của TPP và từ vải trở đi theo quy định của FTA Việt Nam – EU.
Để làm được việc này, các doanh nghiệp cần phải liên kết sử dụng nguyên phụ liệu (như sợi, vải, khóa kéo, chỉ, cúc, bao bì…) của nhau vì những sản phẩm này hàng năm, Việt Nam đã xuất khẩu ra nước ngoài hàng tỷ USD.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải nắm được các trường hợp ngoại lệ (như quy chế một công đoạn cho một số mặt hàng, danh sách nguồn cung thiếu hụt, quy chế 1 đổi 1 cho mặt hàng quần vải bông giữa Việt Nam – Hoa Kỳ…) của TPP.
Tuy nhiên, mang tính căn cơ và lâu dài là các doanh nghiệp mạnh liên kết với nhau đầu tư hoặc thu hút đầu tư nước ngoài để đầu tư vào khâu "thượng nguồn" (sản xuất nguyên liệu đầu vào), cơ cấu lại ngành dệt may.
Các doanh nghiệp dệt may cùng cần từng bước chuyển dần từ gia công sang hình thức FOB (tự chủ nguyên phụ liệu), ODM (tự thiết kế, sản xuất), OBM (làm tất cả các khâu sản xuất ra thành phẩm và tự phân phối) và hạn chế việc xuất khẩu qua khâu trung gian.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu dệt may, da giày đạt 10,5 tỷ USD
11:11' - 10/05/2016
Trong 4 tháng đầu năm nay, hai ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực là dệt may và da giày đã đem về giá trị xuất khẩu trên 10,5 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Chọn đường dễ để đi, Dệt May Việt Nam dưới đáy chuỗi cung ứng toàn cầu
12:52' - 03/05/2016
Được coi là có nhiều lợi thế khi gia nhập Hiệp định TPP nhưng ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về chuỗi cung ứng toàn cầu để đáp ứng nhu cầu hội nhập.
-
DN cần biết
Hội nhập TPP: Doanh nghiệp dệt may chậm trên "sân nhà"
06:35' - 21/04/2016
Một trong những điều kiện của Hiệp định TPP về quy định nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đang vô hình chung đẩy hàng loạt thách thức về phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành đường sắt đã bán 76.000 vé, tiếp tục tăng chuyến dịp 30/4 - 1/5
15:57'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời gian nghỉ kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển của người dân dự báo tăng mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị IFAD hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường tín chỉ carbon
15:49'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Donal Brown, Phó Chủ tịch Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào
15:48'
Ngày 17/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu
14:47'
Sáng 17/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sang-Hyup Kim, Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI).
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
14:41'
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần nêu rõ đây là cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương đã thực hiện từ 1/7/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hãng hàng không đầu tiên làm thủ tục bay không giấy tờ với VNeID
14:40'
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không tiên phong ứng dụng các giải pháp định danh, xác thực điện tử bằng nhận diện sinh trắc học trong toàn bộ quá trình làm thủ tục bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Hệ thống truyền tải điện quốc gia không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Hà Nam
12:42'
Vụ cháy rừng tại thị xã Kim Bảng (Hà Nam) và giáp ranh thị trấn Chi Nê, Lạc Thủy (Hòa Bình) xảy ra chiều 16/4 gần hành lang khoảng cột 71 -73 (số thiết kế 70-72) đường dây 500 kV Nho Quan-Thường Tín.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động 2025
11:49'
Sáng 17/4, Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
11:40'
Nhà ga hành khách T3 có tổng diện tích sàn lên tới 112.500 m2, bao gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, 90 quầy thủ tục truyền thống, 20 quầy tự động thả hành lý và 42 kiosk check-in.