Định hướng chiến lược phát triển kinh tế số trong ASEAN
Trong bối cảnh nền kinh tế Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) còn phải đối mặt với nhiều rào cản thuế quan lẫn phi thuế quan, thanh toán thương mại và đầu tư vẫn còn chưa rõ ràng, Singapore - nước Chủ tịch ASEAN năm 2018 - đang hướng tới xây dựng khả năng phục hồi của ASEAN, khai thác cơ hội từ những công nghệ để đổi mới và làm cho khu vực trở nên cạnh tranh hơn.
Giám đốc ngân hàng HSBC tại Singapore Tony Cripps nhận định kế hoạch này nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho thương mại tự do hơn, sự phụ thuộc lẫn nhau của khu vực và thiết lập một mạng lưới các thành phố thông minh.
Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế số, cải thiện lưu thông hàng hóa, khuyến khích đầu tư dễ dàng và tăng cường mối quan hệ với các đối tác bên ngoài. Tích hợp tất cả các yếu tố này sẽ tạo ra cho ASEAN thị trường tiêu thụ số phát triển nhanh chóng và thúc đẩy các dịch vụ phát triển.
Đông Nam Á là khu vực Internet phát triển nhanh nhất thế giới. Trong vòng 5 năm tới, mỗi tháng khu vực này sẽ có khoảng 4 triệu người mới truy cập. Theo Deloitte, số người truy cập Internet của khu vực sẽ đạt 480 triệu người vào năm 2020. Ngoài ra, còn có hơn 700 triệu kết nối di động đang hoạt động ở khu vực Đông Nam Á.
Tốc độ phát triển của khu vực đang rất cao với lực lượng tham gia còn tương đối trẻ (70% dưới 40 tuổi) và khu vực ngày càng có nhiều tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, những người tiêu dùng ở Đông Nam Á hiện mới chỉ chi 30 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến.
Các chuyên gia dự đoán rằng chi tiêu có thể tăng 6,5 lần hoặc 500% lên 200 tỷ USD vào năm 2025 do được thúc đẩy bởi mua sắm hàng điện tử, quần áo, hàng gia dụng và hàng tạp hóa cũng như sự gia tăng về du lịch trong khu vực. Như vậy các nền kinh tế ASEAN được hưởng lợi từ tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển này.
Nhằm tận dụng những tiềm năng to lớn này, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã phác thảo tầm nhìn về một thị trường kỹ thuật số duy nhất mà có thể có các tiêu chuẩn để đảm bảo an ninh không gian mạng và cho phép các giao dịch xuyên biên giới với tỷ lệ giao dịch hiệu quả hơn rất nhiều.
Một hệ thống thanh toán tạo ra một cơ hội to lớn để tăng cường hoạt động thương mại và kinh doanh trong nội khối. Khi hoạt động, một hệ thống thanh toán điện tử ASEAN hợp nhất sẽ cho phép một công ty Singapore có thể trả tiền cho nhà cung cấp của Indonesia bằng đồng Rupiah thông qua việc thực hiện thanh toán qua biên giới ngay lập tức.
Loại bỏ các rào cản về chi phí và hậu cần đối với thanh toán quốc tế cũng là một bước đi quan trọng để mở ra tiềm năng tăng trưởng của ASEAN. Nếu các tiêu chuẩn như ISO 2022 được thông qua để hỗ trợ mạng lưới này,
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được kết nối toàn cầu, tạo điều kiện cho dòng chảy thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khối cũng như với tất cả các quốc gia trên thế giới. Lợi ích thậm chí lớn hơn còn có thể đạt được nếu hội nhập khu vực được kết hợp với việc áp dụng các công nghệ mới của thế giới (Công nghiệp 4.0, công nghệ phân loại).
Để phù hợp với nền kinh tế số, Singapore đang đề xuất sự phát triển mạng lưới thành phố thông minh ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN cũng sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài quan trọng bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Anh thông qua các hiệp định hợp tác kinh tế như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Dân số trẻ của ASEAN và tầng lớp trung lưu đang phát triển thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số. Nếu không đầu tư vào việc phát triển nền kinh tế số một cách hợp lý ASEAN sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
Các thành phố thông minh không thể phát triển mà không bao gồm các công nghệ được sử dụng để xây dựng nền kinh tế số. Và nếu không có một nền kinh tế kỹ thuật số hội nhập sâu rộng thì AEC sẽ ít có cơ hội hơn cho các đối tác. Do đó, thành lập các thành phố thông minh, làm sâu sắc hơn các mối quan hệ với bên ngoài, số hoá các quy trình thương mại, xây dựng các hệ thống tích hợp sẽ là những ưu tiên của Singapore trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự của ASEAN trong năm nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường kết nối khu vực – nhiệm vụ quan trọng của ASEAN
19:13' - 02/03/2018
Tại Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 24 (AEM Retreat 24), các bộ trưởng nhất trí rằng các ưu tiên được thiết kế để thúc đẩy các hoạt động đổi mới và thương mại điện tử...
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-EU sẽ được phê chuẩn vào cuối năm 2018
18:01' - 02/03/2018
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Ủy viên Thương mại EU ghi nhận tiến độ trong việc thực hiện Chương trình Hoạt động về Thương mại và Đầu tư giữa ASEAN và EU giai đoạn 2017-2018.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thảo luận biện pháp tăng cường hội nhập khu vực
11:33' - 01/03/2018
Sáng 1/3, các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước ASEAN bắt đầu nhóm họp tại Singapore trong khuôn khổ Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) lần thứ 24, diễn ra trong hai ngày 1-2/3.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế số hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt
15:48' - 07/12/2017
Nền kinh tế số đang tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp nội dung số thành mũi nhọn của ngành công nghệ thông tin.
-
Kinh tế & Xã hội
APEC 2017: Hỗ trợ người lao động thích ứng với thời kỳ kinh tế số
20:27' - 09/11/2017
Hỗ trợ người lao động thích ứng với thời kỳ kinh tế số là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.