Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cuba: Vẫn chưa thấy ánh bình minh (Phần 1)
Bị hạn chế tiếp cận các nguồn tín dụng, thiếu vắng thị trường bán buôn, không được trao khả năng hoạt động như những doanh nghiệp vừa và nhỏ đúng nghĩa, việc Nhà nước Cuba không cấp phép hoạt động chuyên môn có giá trị cao cho thành phần kinh tế này là những nguyên nhân đặt các mô hình tự doanh tại Cuba ở thế báo động thường trực.
Bên cạnh đó là lệnh cấm nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ, nguồn thông tin nghèo nàn, cùng những thay đổi quy định liên tục và các biến số khác.
Ngoài ra, cuộc sống tại Cuba trong rất nhiều khía cạnh khá khác biệt với những thực hành và thông lệ quốc tế khiến cho những hoạt động tự doanh, ngoài hai mảng chính yếu là nhà hàng và taxi, cũng chỉ tập trung vào các hoạt động mang dáng vẻ cách tân.
Nhưng trên thực tế, chúng chỉ mới mẻ và hữu ích do những biến dạng của nền kinh tế sau quá nhiều năm gánh chịu bao vây cấm vận của Mỹ, cường quốc kinh tế cận kề. Nếu không có những rào cản khổng lồ từ bên ngoài đó, lịch sử Cuba đã rất khác, và chắc chắn cả các thành phần tự doanh Cuba cũng vậy.
Làm sao có thể phát triển bất cứ loại hình kinh doanh tư nhân nào đồng thời tôn trọng tất cả các luật lệ vốn được đặt ra để hạn chế chính các loại hình quản lý kinh tế này? Chỉ riêng việc khai báo thuế đã là màn trình diễn ảo thuật công phu.
Ngay chính các quan chức thuế cũng thừa nhận rằng việc khai báo gian dối là rất phổ biến. Nhìn rộng ra, làm sao để một doanh nghiệp Cuba có thể cạnh tranh trong hoàn cảnh đó với bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào?
Từ năm 1993, thành phần kinh tế tự doanh đã được phép hoạt động trở lại tại Cuba, nơi kể từ khi Cách mạng thắng lợi năm 1959, hình thức quản lý nhà nước chiếm đại đa số, nếu không muốn nói là tuyệt đối, không gian kinh tế.
Quyết định này khi đó mang rõ tính chất của một biện pháp đối phó tạm thời với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng những năm 1990, sau sự sụp đổ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chứ không nhằm tạo ra một bộ phận cấu thành mới của nền kinh tế.
Luật 141 ghi rõ: “Điều kiện của Thời kỳ đặc biệt đặt ra nhu cầu phải mở rộng những việc làm tự doanh”.
Cũng trong văn bản này, một Nghị quyết đính kèm đã vạch rất rõ giới hạn của các “doanh nghiệp” mới này: “những người giữ chức vụ lãnh đạo và có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên không được tham gia các hoạt động tự doanh” và những người được cho phép tham gia gồm có “người lao động không nắm giữ chức vụ trong hệ thống nhà nước, người về hưu, người bị suy giảm khả năng lao động, khối “lao động dư thừa” đang được trợ cấp do cắt giảm biên chế hoặc tại các cơ sở tạm ngừng vận hành, và người nội trợ”.
Những “lao động dư thừa”, như cách gọi này, hay những người được hưởng trợ cấp tham gia hoạt động tự doanh cũng không được từ bỏ nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các cơ sở lao động nơi họ được đăng ký, trong trường hợp được yêu cầu thực hiện những nghĩa vụ này.
Nhà nước cũng có quyền khoanh vùng một hoặc một vài hoạt động tự doanh nào đó chỉ được triển khai tại các địa phương nơi lực lượng lao động nhà nước trong các lĩnh vực này thiếu hụt và nhu cầu cao hơn; và người lao động trong các lĩnh vực này tại các địa phương được xác định cũng không được rời bỏ các cơ sở làm việc nhà nước của mình để hoạt động tự doanh.
Ngày nay, những người có trình độ đại học đã được phép tham gia các hoạt động tự doanh, nhưng chỉ giới hạn trong những lĩnh vực được cho phép và ngoài chuyên môn được đào tạo.
Trước đây, các cơ sở tự doanh cũng không được thuê người làm công theo hợp đồng. Nói cách khác là người lao động tự doanh, trước khi đặt được bánh mì mình tự kiếm lên bàn ăn, phải chứng tỏ được tính kỷ luật lao động trong doanh nghiệp nhà nước. Ngày nay, những điều này là không cần thiết.
Luật trên cũng cho phép cơ sở này được bán trực tiếp sản phẩm và dịch vụ cho người dân, nhưng không được bán cho các đơn vị nhà nước, điều sau này cũng được thông qua.
Nhà nước chưa bao giờ công bố chính thức về việc phân định những khu vực nào chính quyền địa phương có hay không được quyền can thiệp vào hoạt động thương mại tự doanh theo nhu cầu của đất nước và của xã hội.
Theo như các văn bản chính thức, quyền hạn này là để “ngăn chặn bằng mọi giá việc xuất hiện những kẻ trung gian và thành phần ký sinh tìm lợi nhuận và làm giàu bằng nỗ lực của những người khác”.
Xem thêm:
>> Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cuba: Vẫn chưa thấy ánh bình minh (Phần 2)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trở thành thị trường du lịch lớn thứ hai của Cuba
08:07' - 24/04/2017
Theo số liệu của Bộ Du lịch Cuba, lượng khách Mỹ tới Cuba trong quý I vừa qua đã tăng tới 118% so với cùng kỳ năm 2016 và đưa Mỹ trở thành thị trường du lịch lớn thứ hai của Cuba, sau Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Các nghị sĩ châu Âu ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Cuba
08:49' - 12/04/2017
Các thành viên Nghị viện châu Âu (EP) bày tỏ sự ủng hộ đối với văn bản trên được coi là thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa EU và Cuba.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thăm dò dầu mỏ
10:32' - 10/04/2017
Cuba bắt đầu thực hiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò dầu mỏ ngoài khơi và vùng nước sâu trên lãnh hải của nước này thuộc vịnh Mexico.
-
Chuyển động DN
Nhiều doanh nghiệp du lịch tàu biển Mỹ khai trương hoạt động mới tại Cuba
17:11' - 07/04/2017
Đầu tháng này, tàu biển du lịch 5 sao Azamara Quest của hãng Royal Caribbean Cruise Line đã cập cảng La Habana. Đây là chuyến đi đầu tiên của một tàu thuộc hãng lữ hành nổi tiếng này tới Cuba.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép công ty nghe nhìn hoạt động tại Cuba
13:46' - 04/04/2017
Văn phòng Quản lý tài sản ngoài nước thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã cấp phép cho công ty sản xuất nghe nhìn của nước này mang tên Cuba International Network (CIN) được hoạt động tại Cuba.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).