Đối tác công - tư, lựa chọn của Mỹ Latinh trong thập kỷ tới
Theo mạng tin Structuralia, trong những năm gần đây, đã có những thay đổi lớn trong hoạt động của các tổ chức công trên cấp độ toàn cầu. Trong thời kỳ đầu tiên kéo dài tới giữa thế kỷ XX, chính quyền các nước thường trực tiếp gánh vác trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thường được coi là công cộng.
Nhưng kể từ những năm 1990, nhiều trong số các dịch vụ này được tư hữu hóa hay chuyển qua hình thức quản lý gián tiếp của chính quyền với sự hợp tác của tư nhân, thông qua hình thức hợp đồng hoặc phi hợp đồng hay được gọi sau này là đối tác công - tư (PPP).
Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tương lai của các cơ sở hạ tầng chính là yếu tố then chốt để cải thiện năng suất lao động và đẩy mạnh, một cách bền vững, những động lực tăng trưởng của mỗi quốc gia.
Tại Mỹ Latinh, Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã hối thúc các chính phủ tận dụng tốt hơn tiềm năng đang lên của thành phần kinh tế tư nhân trong việc cải thiện vấn đề hạ tầng trong khu vực.
Hướng tới mục tiêu này, trong thập kỷ tới các nước trong khu vực cần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc cung cấp tài chính, tăng cường hoạt động đấu thầu hiện vẫn đang rất hạn chế của các dự án PPP, cũng như tăng tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng.
Con số này hiện chỉ ở mức tương đương 2,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), kém xa so với mức 7,7% của châu Á, khu vực đang phát triển khác.
Theo bài viết, để tăng tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng cơ sở, mô hình PPP chính là giải pháp hữu hiệu nhất trong bối cảnh chính phủ các nước Mỹ Latinh và Caribe đều đối mặt với những khó khăn nhất định để tăng ngân sách cho hạng mục này.
Báo cáo đánh giá về tình hình đối tác công – tư tại khu vực này của Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (BID) và bộ phận phân tích thuộc nhật báo The Economist (Anh) nhận xét Chile và Colombia là những nước đứng đầu bảng xếp hạng nhờ vào bộ khung pháp lý được hoàn thiện liên tục trong 25 năm qua.
BID đánh giá đây chính là yếu tố then chốt cho thành công của sự hợp tác giữa nhà nước với thành phần kinh tế tư nhân.
Các nước tiếp theo trong xu hướng tích cực này là Argentina, Costa Rica và Nicaragua. Những quốc gia này đã có thành tựu đáng kể trong việc phát triển khung pháp lý cho mô hình đối tác công-tư trong vài năm qua, góp phần tăng số lượng các dự án PPP trong những năm tới.
Trong giai đoạn 2002 – 2015, theo thống kê của Structuralia, số lượng dự án PPP tại Mỹ Latinh tăng từ mức 17 dự án với tổng giá trị đầu tư khoảng 42 tỷ USD, lên mức kỷ lục 210 dự án với tổng giá trị đầu tư 66 tỷ USD vào khoảng năm 2012-2013, rồi giảm nhẹ xuống mức 121 dự án và 61 tỷ USD năm 2015.
Xét về giá trị các dự án PPP theo quốc gia trong giai đoạn này, Brazil là nước đứng đầu khu vực với 255,72 tỷ USD. Tiếp đó lần lượt là Mexico với 47,5 tỷ USD, Peru - 27,2 tỷ USD, Colombia -26,33 tỷ USD, Chile - 23,03 tỷ USD, Argentina - 4,25 tỷ USD, Honduras - 4,32 tỷ USD, Uruguay - 2,85 tỷ USD, Jamaica - 2,36 tỷ USD và Costa Rica với 2,34 tỷ USD.
Xét theo lĩnh vực, điện lực là ngành đứng đầu cả về số lượng dự án (694) lẫn giá trị (khoảng 192 tỷ USD), tiếp đó là đường bộ (287 dự án và gần 100 tỷ USD), đường sắt (93 dự án và 41 tỷ USD), cảng hàng không (112 dự án và khoảng 35,5 tỷ USD), cấp thoát nước (188 dự án và khoảng 27,5 tỷ USD), hậu cần cảng (100 dự án và 21,2 tỷ USD), khí đốt (38 dự án và 15 tỷ USD) và viễn thông (25 dự án và khoảng 5 tỷ USD).
Nổi bật nhất là loạt 345 dự án điện lực tại Brazil trong 10 năm qua, có giá trị lên tới 123 tỷ USD, cho thấy nền kinh tế lớn nhất khu vực đã “đặt cược” vào mô hình PPP cho sự phát triển của ngành năng lượng này.
Trong thời gian tới, Brazil tiếp tục chứng tỏ cam kết của mình thông qua mô hình này với dự án xây dựng tuyến đường sắt tại thành phố Salvador de Bahía có tổng ngân sách 470 triệu USD.
Về phần mình, Colombia sẽ đưa ra đấu thầu công trình xây dựng sân bay mới của thủ đô Bogota theo mô hình PPP với mức vốn đầu tư dự kiến lên tới 1 tỷ USD, cũng như công trình mở rộng sân bay Cartagena, có số vốn khoảng 200 triệu USD và dự kiến hoàn thành năm 2020.
Đáng chú ý, Paraguay cũng bắt đầu triển khai mô hình PPP với hàng loạt dự án xây dựng đường bộ, trong đó quan trọng nhất là tuyến đường từ thủ đô Asunción tới thành phố Ciudad del Este, có trị giá ước tính 520 triệu USD, cũng như cụm dự án nước sạch, vệ sinh môi trường tại vùng thượng nguồn sông Parana, với tổng vốn đầu tư dự kiến vượt 1 tỷ USD.
Để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng, mỗi năm các nước khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ phải đầu tư khoảng 180 tỷ USD cho hạ tầng cơ sở, và mô hình PPP sẽ tiếp tục là một giải pháp cho nhu cầu tài chính này, ít nhất là trong 10 năm tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển
17:34' - 30/05/2017
Chú trọng vấn đề cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
PPP - Xu thế tất yếu phát triển hạ tầng và dịch vụ công
09:36' - 20/05/2017
Khi vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công thì đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là xu thế tất yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi doanh nghiệp Nhật đầu tư vào các dự án PPP
12:54' - 17/01/2017
Sáng 17/1, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47'
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46'
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.