Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển
Chiều 30/5, tại Hà Nội, Trung tâm thông tin kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương) phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức Hội thảo “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân” với sự tham gia của đại diện các bộ, ban, ngành, các chuyên gia kinh tế, đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, TS. Phạm Minh Điển, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành, lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về phát triển kinh tế, trong đó chú trọng vấn đề cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (diễn ra tại Hà Nội từ ngày 5 – 11/5/2017), Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất ban hành ba Nghị quyết quan trọng về kinh tế, trong đó có Nghị quyết về: “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”; Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
TS. Phạm Minh Điển cho biết, về đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, năm 2001, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”.Tiếp đó, qua các kỳ Đại hội, Đảng đã có nhiều nghị quyết, kết luận bổ sung và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ chỗ cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến tháng 10/2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Đến nay doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực …
Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, năm 2002, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.Tiếp đó Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước.
Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Năng lực nội tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới. Trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếu.
Khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác, tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế. Tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm còn diễn biến phức tạp…
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung: Đổi mới tư duy lý luận về cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; lộ trình, giải pháp đột phá góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà các Nghị quyết tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã đặt ra; vị trí, vai trò, chức năng, mối quan hệ của Nhà nước, thị trường, xã hội phù hợp với kinh tế thị trường; mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát huy tối đa mọi nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP
19:24' - 25/05/2017
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững, Chính phủ cần tạo môi trường thông thoáng hơn để kêu gọi đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi hộ kinh doanh: Bài 2: Vì sao hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp?
18:12' - 24/05/2017
Tp. HCM đặt mục tiêu có 500.000 doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, dựa vào hai nguồn lực là số lượng doanh nghiệp phát triển tự nhiên và hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình hoạt động lên doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi hộ kinh doanh: Bài 1: Tiềm năng thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân
17:34' - 24/05/2017
Cùng với mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2020, Chính phủ đã ban hành hệ thống các chính sách, chương trình hỗ trợ mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam nên chọn cái gì để khởi nghiệp, sáng tạo và khởi nghiệp thế nào?
20:55' - 19/05/2017
Đây là băn khoăn của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Doanh nhân trẻ và Thanh niên khởi nghiệp chiều 19/5, tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.