Giá gạo nếp lại sụt giảm do Trung Quốc thay đổi chính sách thuế
Hiện giá gạo nếp đang sụt giảm mạnh ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, ngày 27/6/2018, Bộ Tài chính Trung Quốc đã thông báo tăng thuế nhập khẩu gạo (bao gồm cả gạo nếp) lên đến 50%, kể từ ngày 1/7/2018.Việc Trung Quốc đột ngột thay đổi thuế nhập khẩu chỉ trong vài ngày như vậy đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Bởi lẽ, 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là gạo nếp và Trung Quốc hầu như cũng là thị trường “độc quyền” tiêu thụ gạo nếp của Việt Nam trong những năm gần đây.Tác động của việc thay đổi chính sách thuế nhập khẩu của Trung Quốc đã khiến hàng nghìn tấn gạo nếp của các doanh nghiệp chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường này bị đình trệ lại, buộc doanh nghiệp phải giảm giá xuống hoặc để tồn kho.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, một trong những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc cũng cho biết, do ảnh hưởng của chính sách thay đổi thuế nhập khẩu của Trung Quốc nên trong thời gian gần đây, lượng tiêu thụ gạo nếp của các doanh nghiệp khá khó khăn, hầu như vẫn “dậm chân tại chỗ”. Trong trường hợp doanh nghiệp không muốn chịu mức thuế nhập khẩu lên đến 50% như trên thì phải mua hạn ngạch nhập khẩu (quota). Theo chính sách nhập khẩu mới của Trung Quốc, thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (thuế suất MFN), hạn ngạch thuế quan sẽ không bị điều chỉnh bởi chính sách mới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đôn, việc mua quota sẽ khiến chi phí nhập khẩu tăng lên đến 120 USD/tấn nên các doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc chỉ mua vào khi giá nếp xuống thấp hoặc chấp nhận giá cao trong trường hợp nhu cầu thị trường cao.Còn tại thời điểm hiện tại, lượng tồn kho gạo nếp của các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn còn nên họ ít mua vào hoặc mua với giá rất thấp.
Mặt khác, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dù không tác động trực tiếp đến ngành hàng lúa gạo, song cũng tác động đến tâm lý chung của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của nước này nên việc tiêu thụ gạo nếp đang rất khó khăn. Hiện giá gạo nếp xuất khẩu đang bị các doanh nghiệp Trung Quốc “ép” xuống mức 380 USD/tấn. Trong khi mức giá nội địa đang được giao dịch ở mức 8.600-8.800 đồng/kg, tương đương với việc các doanh nghiệp phải bán thấp nhất 400 USD/tấn mới “huề vốn”. Việc gạo nếp bị ép giá dưới 400 USD/tấn cũng là mức giá thấp nhất trong vòng 2 năm gần đây và sụt giảm rất mạnh so với thời điểm đầu năm 2018. Khi đó, giá gạo nếp xuất khẩu đang ở mức 530-540 USD/tấn, cả doanh nghiệp và nông dân đều có lợi nhuận khá tốt. Câu chuyện Trung Quốc thay đổi chính sách thuế nhập khẩu trong ngành lúa gạo không chỉ diễn ra lần đầu. Cách đây gần một năm, Trung Quốc cũng thay đổi chính sách nhập khẩu gạo nếp từ Việt Nam, dù với mức thuế suất thấp hơn so với lần thay đổi này, nhưng đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu nếp của các doanh nghiệp khi đó. Với đặc điểm tiêu dùng của mình, lâu nay Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo nếp chủ yếu của ngành gạo Việt Nam. Trong 3 năm gần đây, nước này tăng cường nhập khẩu nếp với giá mua khá tốt đã khiến diện tích gieo trồng nếp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo nếp thì đến hơn 90% là xuất sang thị trường Trung Quốc.Việc xuất khẩu với một sản lượng lớn nhưng lại phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu, trong khi đây là mặt hàng khó tìm được thị trường thay thế và tiêu thụ nội địa không nhiều… đã bộc lộ nhiều rủi ro được cảnh báo từ trước.
Tuy vậy, việc chuyển đổi diện tích từ sản xuất lúa nếp sang trồng lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện không phải dễ. Bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thực phẩm Long An cho biết, ngay từ đầu vụ Đông Xuân vừa qua, nhận thấy tình hình sản xuất, xuất khẩu nếp sẽ gặp nhiều khó khăn, do phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp này đã kêu gọi những nông dân thuộc khu vực doanh nghiệp đang bao tiêu sản phẩm chuyển sang trồng lúa thường thay vì lúa nếp.Thế nhưng, đa số nông dân không nghe theo mà vẫn giữ ý định trồng lúa nếp, vì tin rằng thị trường tiêu thụ nếp sẽ tốt hơn trong thời gian tới.
Rõ ràng, với tình hình thị trường tiêu thụ nếp hiện nay, các chuyên gia cho rằng, Cục Trồng trọt và các địa phương cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa cơ cấu chủng loại lúa gieo trồng, tránh mở rộng thêm diện tích trồng nếp trong vụ Thu Đông cũng như trong thời gian tới.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực mở rộng thêm thị trường cho mặt hàng gạo nếp, nhất là các nước khu vực Trung Đông và các nước Đông Nam Á, để tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc./.
Xem thêm:>>>Sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững – Bài 1: Còn nhiều cản lực
- Từ khóa :
- gạo xuất khẩu
- chế biến gạo xuất khẩu
- giá gạo nếp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đối tác chiến lược Việt Nam – Indonesia, khởi đầu tốt đẹp, hướng tới tương lai
12:51' - 12/07/2018
Mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia đang trên đà phát triển tích cực, đặc biệt sau chuyến thăm Indonesia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá để tránh gây tác động tâm lý lên CPI
12:31' - 29/06/2018
Để giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4%, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải bài toán cạnh tranh của ngành gạo: Nhìn từ chuyện “sốt” IR50404 đến… “ế” nếp
15:00' - 07/06/2018
Thời gian gần đây, mặt bằng giá xuất khẩu các loại gạo của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể.
-
Thị trường
Xuất khẩu gạo có tín hiệu lạc quan nhưng phát triển chưa bền vững
10:12' - 31/05/2018
Doanh nghiệp lúa gạo tỏ ra phấn khởi về thắng lợi của vụ Đông Xuân năm 2018. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, xuất khẩu gạo tuy có tín hiệu lạc quan nhưng ngành lúa gạo phát triển chưa bền vững
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Amazon bất ngờ ra giá phút chót nhằm thâu tóm TikTok
13:23'
Amazon đã đưa ra đề nghị mua lại ứng dụng TikTok vào phút chót khi ứng dụng này đang đối diện với nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Doanh số bán ô tô tăng mạnh trước 'giờ G' áp thuế mới
12:45'
Các hãng ô tô lớn cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng 3/2025 đã tăng mạnh, với hầu hết đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
-
Doanh nghiệp
Airbus có thể gặp khó với mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong năm 2025
08:00'
Airbus đã bàn giao 70 máy bay trong tháng 3/2025, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo cho thấy hãng này sẽ gặp khó trong việc đạt được mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong cả năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
07:46'
Các chuyên gia cho rằng đây không chỉ là cú sốc tạm thời mà là biện pháp báo hiệu thời điểm để tái tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ cấu xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Hãng Korean Air “bắt tay” với Anduril để phát triển phương tiện bay tự hành
19:20' - 02/04/2025
Hãng hàng không hàng đầu của Hàn Quốc Korean Air cho biết đã ký bản ghi nhớ (MOU) với công ty công nghệ quốc phòng Anduril Industries của Mỹ để cùng phát triển các phương tiện bay tự hành (AAV).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08' - 02/04/2025
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26' - 02/04/2025
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56' - 02/04/2025
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00' - 02/04/2025
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.