Giới lập pháp Anh kêu gọi chính phủ hạ lãi suất cho các khoản vay sinh viên
Ủy ban Ngân khố Quốc hội Anh (BTC) ngày 18/2 đã kêu gọi Chính phủ nước này cắt giảm lãi suất đối với các khoản vay cho sinh viên Anh và gợi ý các chuyên gia thống kê nên xem xét tại sao chi phí của việc xóa đi những khoản nợ xấu khổng lồ này không được phản ánh hoàn toàn trong các số liệu vay chính thức.
Học phí đại học tại Vương quốc Anh được đánh giá là cao so với những nơi khác ở châu Âu, vào khoảng 9.000 bảng Anh/năm (tương đương 12.640 USD). Đây cũng là lý do mà Đảng Lao động đối lập của nước này, với cam kết cố gắng giảm nợ của sinh viên, đã nhận được sự ủng hộ từ giới trẻ trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2017. Các khoản vay sinh viên được thực hiện từ năm 2012 phải chịu lãi suất có thay đổi cao hơn 3 điểm phần trăm so với mức lạm phát (RPI) hiện hành. Điều đó đồng nghĩa với lãi suất hiện tại ở Anh đối với những khoản vay này là 6,1%. Tuy nhiên, BTC cho biết trong một báo cáo trình lên chính phủ trước thềm cuộc rà soát tài chính đối với các trường đại học rằng việc sử dụng RPI làm chuẩn là không công bằng và mức chênh 3 điểm phần trăm được đưa ra vào năm 2012 là điều khó xác định. Bên cạnh đó, BTC cũng chỉ trích việc hệ thống cho vay sinh viên dường như đang cố tình che giấu số tiền chi tiêu thực sự cho các trường đại học. Không giống như các hình thức vay thông thường khác, các khoản vay sinh viên thường không được hoàn trả cho đến khi người vay có thu nhập trên 21.000 bảng/năm.Con số này đã được tăng lên gần mức lương toàn thời gian trung bình tại Anh là 25.000 bảng vào tháng 4/2017. Còn nếu sau 30 năm mà người vay không kiếm được mức thu nhập đó thì các khoản nợ sẽ được xóa.
Theo nguồn tin từ Chính phủ Anh, sau khi ngưỡng thu nhập tham chiếu được điều chỉnh lên 25.000 USD/năm, số nợ bao gồm cả lãi suất được xóa từ bảng cân đối kế toán đã tăng lên 45% từ mức dự toán chỉ 35% trước đó. Gần đây, London đã bắt đầu bán những khoản vay này cho các nhà đầu tư với một mức lỗ không nhỏ. Tháng 12/2017, các khoản nợ có giá trị 3,5 tỷ bảng đã được bán với mức chỉ 1,7 tỷ bảng. Điều này khiến BTC không hài lòng và cho rằng việc giữ lại các khoản vay sinh viên trong bảng cân đối kế toán sẽ tốt hơn là bỏ ra một khoản chi phí lớn chỉ để chuyển rủi ro sang khu vực tư nhân. Tuy nhiên, việc bán đi những khoản nợ này sẽ làm giảm bớt tỷ lệ nợ ròng trong khu vực công, cũng là điều mà Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond đang nhắm tới, đồng thời ngăn chặn những khoản nợ xấu xuất hiện trong các số liệu vay mượn của chính phủ.Bên cạnh đó, việc "tống khứ" đi các khoản nợ trước khi chúng trở thành nợ xấu cho phép chính phủ chi hàng tỷ bảng mà không tạo ra bất kỳ áp lực nào lên mục tiêu về thâm hụt của nền kinh tế, từ đó tạo ra một động lực lớn để tiếp tục tài trợ giáo dục cấp cao thông qua các khoản vay.
Do đó, BTC khuyến nghị Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh nên xem xét việc ghi nhận một số khoản vay vào mục chi phí được hiển thị trong số liệu vay mượn của chính phủ.>>>Các trường đại học Anh đẩy mạnh đầu tư nhờ nguồn thu từ dịch vụ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức mới của Thủ tướng Anh trong vấn đề Brexit
06:30' - 12/02/2018
Viết trên twitter của mình, cựu Bộ trưởng phụ trách Brexit Lord Bridges cho rằng nhiệm vụ của lãnh đạo là phải quyết định sự lựa chọn hướng đi cho nước Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Brexit: EU ngày càng "cứng rắn" hơn
10:08' - 10/02/2018
Việc EU sẽ chuẩn bị bản dự luật về Brexit trong đó dự kiến Bắc Ireland ở lại trong liên minh thuế quan được xem là một tối hậu thư đối với Anh
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: EU cảnh báo không thể đạt thỏa thuận cho giai đoạn chuyển tiếp
21:13' - 09/02/2018
Ngày 9/2, trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier khẳng định đang có sự bất đồng lớn với Anh về giai đoạn chuyển tiếp sau khi nước này rời EU.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh trấn an giới đầu tư Nhật Bản về quan hệ với EU
13:15' - 09/02/2018
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 8/2 khẳng định nước này sẽ duy trì mối quan hệ sâu sắc và đặc biệt với Liên minh châu Âu (EU) ngay cả khi Anh rời khỏi khối này vào năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58'
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52'
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.