Hà Nội còn ít nhất 15 điểm có nguy cơ ngập úng cao ở khu vực nội đô
Chiều 15/5, tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội thường kỳ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết, với lượng mưa từ 50mm đến 100mm, kéo dài trong 2 giờ, Hà Nội sẽ có 15 điểm bị ngập úng. Lượng mưa càng lớn thì các điểm ngập úng sẽ nhiều hơn và mức độ ngập lớn hơn.
Cũng theo ông Chu Phú Mỹ, nguyên nhân vẫn còn những điểm ngập úng này là do mật độ xây dựng trong khu vực nội đô thời gian qua rất mạnh. Bên cạnh đó, ý thức của một số người dân còn vứt rác xuống các cống nước, hố ga, lối thoát nước, điều này đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ khi lượng mưa tăng cao.Ngoài ra, các trạm bơm tiêu nước cho nội thành Hà Nội khi có mưa lớn hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện thành phố đang kêu gọi đầu tư, tiếp tục thực hiện nhiều trạm bơm lớn để sớm khắc phục tình trạng úng ngập trong thời gian tới.
Thực hiện công tác phòng chống thiên tai, UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các công ty thuỷ lợi kiểm tra. Đồng thời, rà soát các hồ đập trên địa bàn thành phố rà soát quy trình tích nước và vận hành, những hư hỏng, sự cố được đầu tư tu sửa nhằm bảo đảm an toàn cho các hồ chứa trong mùa lũ năm 2018.Bên cạnh đó, xây dựng phương án phòng, chống úng ngập ngoại thành và bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2018.
Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi Cục Đê điều thành phố Hà Nội cho biết thêm, nhằm chủ động phòng chống thiên tai, lũ lụt ngập úng trên địa bàn, Chi cục cũng đã lập báo cáo hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2018, trên cơ sở đó đã xác định 4 trọng điểm đặc biệt xung yếu. Bao gồm: khu vực cống Xuân Canh - Long Tửu, tương ứng K0+000 đến K2+000 đê tả Đuống, huyện Đông Anh; công trình cống Liên Mạc, tương ứng K53+450 đê hữu Hồng, quận Bắc Từ Liêm; đê, kè Cổ Đô, tương ứng K4+000 đến K8+600 đê hữu Hồng, huyện Ba Vì; cống Cẩm Đình tại K1+700 tuyến đê Vân Cốc, thuộc địa bàn huyện Phúc Thọ và 12 điểm xung yếu khác trên toàn địa bàn, từ đó xây dựng phương án hộ đê hiệu quả, nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc, do mưa lũ gây ra. Trước đó, ngày 30/3/2018, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018. Chỉ thị nêu rõ, năm 2018, được dự báo là năm thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường theo chiều hướng cực đoan hơn. Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ thị các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng đê, kè, cống, hồ đập, các công trình phòng chống thiên tai. Qua đó, kịp thời phát hiện các hư hỏng và chủ động sửa chữa, khắc phục đảm bảo an toàn công trình theo phân cấp. CÙng với việc rà soát, tổng họp những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn; trong đó, các huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Sóc Son, Mỹ Đức, đặc biệt lưu ý lũ rừng ngang, chủ động di dời nhân dân trong trường hợp khấn cấp, các ngành chức năng tổ chức phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai trên địa bàn, để nhân dân biết, chủ động ứng phó theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đồng thời, các sở ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 cụ thể, sát thực tế của địa phương. Cùng đó, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần, kinh phí theo phương châm 4 tại chỗ.Ngoài ra, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đặc biệt mưa lớn, lốc xoáy, bão mạnh, siêu bão có thể gây ngập úng, đổ cây, nhất là cây đô thị khu vực nội thành; thời tiết nắng nóng, hạn hán, mưa đá, rét đậm, rét hại, kịp thời báo cáo UBND thành phố để chỉ đạo, xử lý, ứng phó kịp thời, theo quy định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Các điểm ngập đã cơ bản rút hết nước
08:37' - 13/05/2018
Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội từ hồi 19h30’ ngày 12/5 đến 02h00’ ngày 13/5 xảy ra mưa diện rộng trên toàn thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Mùa mưa ở Tp Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước
08:58' - 10/05/2018
Mỗi khi có mưa lớn, người dân Thành phố Hồ Chí Minh lại phải đối diện với tình trạng ngập nước ở nhiều nơi.
-
Đời sống
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn bị ngập dù có máy bơm công suất lớn
20:43' - 07/05/2018
Sau hai cơn mưa lớn trong khoảng từ 14-15 giờ và 17-18 giờ ngày 7/5, đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) vẫn xảy ra tình trạng ngập dù đã có máy bơm công suất lớn chống ngập.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngừng thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng để chờ giải ngân vốn
11:19' - 03/05/2018
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Tp. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1 được triển khai theo hợp đồng BT, thi công từ tháng 6/2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.