Hồ sơ Panama: “Cơn địa chấn” trên chính trường
Trong tình cảnh mà thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn cả về cả kinh tế, chính trị xã hội, môi trường..., tháng Tư năm này mở đầu với ngày nói dối như thông lệ tiếp tục mang tới một sự bất ngờ nhưng hoàn toàn không thú vị chút nào cho những người đón nhận.
“Cơn địa chấn” mang tên Hồ sơ Panama phanh phui ra "thiên đường trốn thuế" của các nhân vật giàu có và thế lực trên thế giới, đã khiến cả thế giới phải rung động.
“Tâm chấn” của Hồ sơ Panama là công ty luật Mossack Fonseca, một cái tên khá xa lạ với những người dân bình thường nhưng lại quen thuộc với giới “lắm tiền, nhiều của” muốn... trốn thuế.
Theo 11,5 triệu tài liệu của Hồ sơ Panama, các đối tượng gồm chính trị gia và doanh nhân đã thông qua Mossack Fonseca để thành lập hơn 220 công ty tại các “thiên đường thuế”.
Theo báo Le Monde (Pháp), Bộ trưởng Công nghiệp Tây Ban Nha José Manuel Soria đã tuyên bố từ chức ngày 15/4 sau khi tên của ông xuất hiện trong các trang tài liệu của Hồ sơ Panama cho thấy ông có dính líu đến các công ty có trụ sở tại các Bahamas và đảo Jersey và vụ việc đã được báo chí Tây Ban Nha và quốc tế đưa tin.
Trước đó, Bộ trưởng José Manuel Soria đã khẳng định vào ngày 11/4 rằng ông chưa bao giờ có bất kỳ công ty nào tại Panama hoặc bất kỳ “thiên đường trốn thuế” nào khác. Tuy nhiên, bốn ngày sau khi bác bỏ các cáo buộc đồng thời đã đưa nhiều lời giải thích đôi khi mâu thuẫn nhau, Bộ trưởng Công nghiệp José Manuel Soria đã buộc phải từ bỏ vị trí của mình trong Chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy.
Vụ việc trên xảy ra vào thời điểm tồi tệ khi Đảng Nhân dân (PP) vốn đang bị vướng vào nhiều vụ bê bối liên quan đến tham nhũng của các thành viên khiến uy tín của đảng giảm sút, trong khi cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến vào ngày 26/6 đang đến rất gần.
Tại quốc gia sở hữu trung tâm tài chính-tiền tệ hàng đầu thế giới, ông David Cameron trước sức ép rất lớn của dư luận, đã trở thành Thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Anh phải chính thức công khai về việc đóng thuế của cá nhân ngày 10/4.
Sau khi ông Cameron thông báo thành lập một lực lượng đặc trách mới để xử lý vụ Hồ sơ Panama, Phủ Thủ tướng nước Anh đưa ra khuyến cáo rằng "các thủ tướng tiềm năng" nên chuẩn bị tinh thần công khai hồ sơ đóng thuế của họ trong tương lai.
Trước đó, Thủ tướng Iceland Sigmundur Davíd Gunnlaugsson, đã trở thành lãnh đạo cao cấp đầu tiên buộc phải rời khỏi chiếc ghế quyền lực chỉ vài ngày sau khi tài liệu được công bố.
Có thể nói, Hồ sơ Panama chỉ là một “giọt nước” làm tràn ly đối với những bất ổn tồn tại lâu nay trong nội bộ Iceland.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, dù chưa có quan chức nào xuất hiện trong Hồ sơ Panama, cũng có phản ứng ngay lập tức. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble cho biết đang lên một kế hoạch hành động 10 điểm nhằm ngăn chặn các hành vi trốn thuế, rửa tiền.
Đức dự định lập hệ thống danh sách chống rửa tiền, trong đó có toàn bộ cơ cấu của một doanh nghiệp cũng như những người được hưởng lợi về kinh tế trong doanh nghiệp đó.
Dự kiến, Chính phủ Đức vào mùa Hè này sẽ đề xuất một dự luật liên quan và đây cũng là một phần trong chính sách chống rửa tiền thứ tư của Liên minh châu Âu (EU).
Phạm vi ảnh hưởng của Hồ sơ Panama còn lan tới cả châu Á khi lãnh đạo phe đối lập ở Pakistan Imran Khan đã kêu gọi Thủ tướng Nawaz Sharif từ chức liên quan những thông tin rò rỉ trong Hồ sơ Panama cho rằng các con trai của Thủ tướng Pakistan dính líu đến vụ bê bối.
Còn tại Trung Mỹ, Cơ quan Quản lý thuế Mexico (SAT) đang khẩn trương tiến hành điều tra 33 cá nhân có tên trong danh sách Hồ sơ Panama, trong đó bao gồm chính trị gia, doanh nhân và diễn viên.
Trong khi đó, Tổng Công tố quốc gia láng giềng Venezuela Luisa Ortega đã yêu cầu các ngân hàng phong toả tài khoản của những đối tượng nằm trong diện điều tra của chính phủ liên quan tới Hồ sơ Panama, với các công tố viên đang cân nhắc việc ra lệnh bắt giữ những nhân vật bị “điểm mặt chỉ tên” trong Hồ sơ Panama.
Một tuần sau khi rò rỉ những tiết lộ đầu tiên của Hồ sơ Panama liên quan đến đường dây rửa tiền và trốn thuế lớn nhất trong lịch sử thế giới, Chính phủ Panama đã tăng cường và đẩy mạnh một chiến dịch quan hệ công chúng trong nỗ lực đưa nước này thoát khỏi vụ bê bối này.
Trong bối cảnh dư luận thế giới đang "phát sốt" với Hồ sơ Panama, thì có một điểm lạ là trong hồ sơ bị rò rỉ này lại thiếu một tác nhân tài chính quan trọng của thế giới là Mỹ.
Ngoài cái tên David Geffen, trùm hãng đĩa nhạc và đồng sáng lập hãng phim DreamWorks và đạo diễn Steven Spielberg, thì không tên một nhân vật có tầm cỡ nào của Mỹ có trong Hồ sơ Panama.
Tuy vậy, giới phân tích cho rằng sự "vắng bóng" trong vụ bê bối này không phải là một điều gì đó quá bất ngờ vì một lẽ đơn giản là chính nước này cũng mạnh tay với vấn đề trốn thuế hoặc hướng đến “thiên đường thuế” ở nơi khác.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vụ Hồ sơ Panama: Khám xét trụ sở công ty luật Mossack Fonseca
10:56' - 13/04/2016
Tối 12/4, cảnh sát và các công tố viên Panama đã tiến hành khám xét trụ sở và các chi nhánh của công ty luật Mossack Fonseca trên khắp đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ Hồ sơ Panama: EU siết tình trạng trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia
09:47' - 13/04/2016
Các biện pháp chống tình trạng gian lận thuế của các tập đoàn đa quốc gia đã được Ủy ban châu Âu (EC) trình Nghị viện châu Âu (EP) tại Strasbourg, Pháp trong ngày 12/4.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ Hồ sơ Panama: Venezuela phong toả tài sản của các nhân vật dính líu
12:28' - 12/04/2016
Ngày 11/4, Tổng Công tố Venezuela đã yêu cầu các ngân hàng phong toả tài khoản của những đối tượng nằm trong diện điều tra của chính phủ liên quan tới vụ rò rỉ đình đám mang tên "Hồ sơ Panama".
-
Kinh tế Thế giới
Vụ Hồ sơ Panama: Nhiều điệp viên sử dụng dịch vụ của Mossak Fonseca
11:53' - 12/04/2016
Các mật vụ từ một số quốc gia, trong đó có cả những nhân vật trung gian của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), đã sử dụng các dịch vụ của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.