Hoàn thiện khung chính sách cho phát triển kinh tế số
Chiều 3/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Hiệp hội Điện toán Đám mây châu Á (ACCA) đã phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới: Rà soát quy định pháp luật ở 5 nước châu Á và lựa chọn chính sách cho Việt Nam” với mục đích là tìm hiểu sự cần thiết của việc tiếp cận, chia sẻ dữ liệu và cơ sở pháp lý về quản lý dữ liệu để hoàn thiện khung chinh sách cho phát triển kinh tế số.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về triển vọng của kinh tế Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), việc xây dựng nền tảng kỹ thuật số cho thương mại điện tử, dịch vụ điện tử, cơ sở hạ tầng an ninh mạng.Các đại biểu đã cùng nhau đưa ra các ý kiến thảo luận chuyên sâu về cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam trong việc tối ưu hóa tiềm năng kinh tế thông qua việc xây dựng hiệu quả hệ thống quản lý đối với các công cụ số mới đang hiện diện trong kinh doanh.
Trong khuôn khổ hội thảo, bà Lim May Ann- Giám đốc điều hành ACCA đã công bố báo cáo “Dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới: Rà soát các quy định pháp luật liên quan và cơ hội ngành nghề chính ở 5 nền kinh tế châu Á: Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Phillippines và Việt Nam”.Báo cáo đã cung cấp những thông tin tổng quan về hiện trạng pháp lý liên quan đến quản lý dữ liệu tại 5 nền kinh tế và tác động của các chính sách này đối với sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Báo cáo cũng chỉ rõ, mặc dù có một số điểm tương đồng, song 5 quốc gia được đề cập cũng đang có những cách tiếp cận riêng biệt về kinh tế số.
Cụ thể, Philippines không có một “chính sách kinh tê số” rõ ràng, trong khi đó, Ấn Độ đã trở thành một “Ấn Độ số” và Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu trở thành “Quốc gia tiên tiến nhất thế giới về công nghệ thông tin”. Với Việt Nam, ACCA cho rằng, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển kinh tế số, song khung pháp lý của Việt Nam về các luồng dữ liệu xuyên biên giới là “chưa mở” so với các quốc gia được khảo sát trong khuôn khổ báo cáo.Kết quả phân loại này được dựa trên 3 yếu tố, bao gồm: Thứ nhất, các yêu cầu cấp phép, yêu cầu hợp tác và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các “biện pháp kỹ thuật” khi cần, các biện pháp này có thể được hiểu là cho phép chính quyền truy cập các thông tin được mã hóa theo Luật An toàn thông tin mạng; Thứ hai, các yêu cầu phải có máy chủ ở trong nước để hỗ trợ yêu cầu kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước theo Nghị định 72/2013/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và các yêu cầu kiểm soát nội dung trong Thông tư số 38/2016/TT- BTTTT hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ- CP; Thứ ba, các chính sách liên quan đến thuế xuyên biên giới có xu hướng trở nên nghiêm ngặt hơn, được thể hiện trong các diễn biến gần đây liên quan đến việc quản lý các công ty kết nối dịch vụ đặt xe và các cơ sỏe đặt khách sạn trực tuyến.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, cho rằng 20 năm qua, viễn thông, internet của Việt Nam đã phát triển tương đương với các quốc gia trong khu vực và thế giới về dịch vụ.Giá cả dịch vụ internet của Việt Nam cũng được đánh giá phù hợp so với các quốc gia trong khu vực. Hiện, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lượng người sử dụng internet cao, với trên 50% dân số. Điều đó tác động rất lớn đến kinh tế số tại Việt Nam.
Tuy vậy, đại diện ACCA cho rằng, các yêu cầu về mặt quản lý có thể tạo ra những thách thức đối với các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu xuyên biên giới, khiến họ phải cân nhắc việc tham gia vào thị trường Việt Nam.Hơn nữa, có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các công cụ và dịch vụ được cung cấp bởi các công ty cung cấp dịch vụ dữ liệu xuyên biên giới và dịch vụ điện toán đám mây quốc tế vốn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự phát triển của doanh nghiệp số tại Việt Nam.
Bà Lim May Ann cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần có một cách tiếp cận thận trọng để đảm bảo rằng việc xây dựng một môi trường an toàn mạng không vô tình hạn chế và kìm hãm tiềm băng phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng: Quản lý phải đi sau, phục vụ cho kinh tế số phát triển, chứ không phải đưa ra những chính sách “cản trở” sự phát triển của nó. Đặc biệt, để kinh tế số phát triển, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng, nhà nước cần chuyển từ cơ quan quản lý rủi ro sang một cơ quan thúc đẩy sự phát triển…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Mỹ đánh giá tác động của CPTPP đến nền kinh tế số 1 thế giới
10:00' - 09/03/2018
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa ký kết, truyền thông Mỹ đã có nhiều bài viết đánh giá những tác động của sự kiện này đối với nền kinh tế số 1 thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế số một thế giới và “sức hút” của CPTPP
13:03' - 08/03/2018
Tổng thống Trump tuyên bố Washington có thể quay trở lại hiệp định này nếu có một thỏa thuận tốt hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Định hướng chiến lược phát triển kinh tế số trong ASEAN
14:27' - 05/03/2018
Singapore - nước Chủ tịch ASEAN năm 2018 - đang hướng tới xây dựng khả năng phục hồi của ASEAN, khai thác cơ hội từ những công nghệ để đổi mới và làm cho khu vực trở nên cạnh tranh hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách