Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
Các doanh nghiệp đánh giá cao và rất mừng về những quan điểm trong bài viết của Tổng Bí thư không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của khu vực này, mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc kiến tạo một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch. Tuy nhiên, để những định hướng ấy thực sự đi vào cuộc sống, vẫn còn nhiều rào cản cần được tháo gỡ để doanh nghiệp tư nhân có thể vươn lên mạnh mẽ, phát triển công bằng và tự tin ngay trên chính quê hương mình.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác mà nhiều doanh nghiệp tư nhân lo ngại là tại Việt Nam các cơ quan thanh kiểm tra chưa mạnh mẽ tư duy nâng dỡ, dìu dắt doanh nghiệp nội địa phát triển. Không ít doanh nghiệp do thiếu hiểu biết hoặc chưa kịp điều chỉnh theo các quy định mới đã rơi vào tình thế khó khăn khi phải đối mặt với nhiều đoàn thanh tra kiểm tra, từ đó làm nhụt nhuệ khí của người đứng đầu không muốn “làm lớn” nữa. Thay vì hỗ trợ để họ dần hoàn thiện, nhiều trường hợp lại bị xử phạt nghiêm khắc, khiến họ e dè, thậm chí thu hẹp quy mô hoặc dừng hoạt động. Kết quả là chưa có doanh nghiệp nội địa lớn mạnh trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như điện tử… thì phần nội địa rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Theo đại diện Hiệp hội Năng lượng tái tạo Bình Dương, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một môi trường kinh doanh bình đẳng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có những cải cách thực chất để khu vực kinh tế tư nhân có thể phát triển đúng với tiềm năng. Thứ nhất, cần áp dụng các chính sách ưu đãi tương tự như đối với khối doanh nghiệp FDI. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã thu hút thành công nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhờ hàng loạt ưu đãi về thuế, đất đai và tín dụng. Vậy tại sao không thể áp dụng cơ chế tương tự cho doanh nghiệp tư nhân trong nước? Khi các doanh nghiệp nội địa được tiếp cận những điều kiện công bằng, họ sẽ tự tin đầu tư, mở rộng sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh. Thứ hai, Nhà nước cần thay đổi cách tiếp cận trong quản lý doanh nghiệp tư nhân. Khi phát hiện sai phạm, thay vì xử phạt ngay lập tức, cần có cơ chế hướng dẫn, giúp doanh nghiệp hoàn thiện dần theo đúng quy định pháp luật. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn tạo động lực cho tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo.Thứ ba, cần có các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tại từng địa phương, chuyên tư vấn pháp lý, tháo gỡ vướng mắc và kết nối thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đơn vị luôn chịu nhiều thiệt thòi nhất trong hệ thống kinh tế.
Bên cạnh những hỗ trợ từ Nhà nước, chính các doanh nghiệp tư nhân cũng cần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, chủ động nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề hoạt động. Ngoài ra, phát triển kinh tế không chỉ là tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải gắn liền với đạo đức kinh doanh, chăm lo đời sống người lao động và đóng góp cho cộng đồng. Trong bối cảnh hội nhập, nếu doanh nghiệp tư nhân chỉ dựa vào chính sách mà không tự nâng cao năng lực, thì dù có nhiều ưu đãi cũng khó có thể trụ vững. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp cần phải chủ động đổi mới, đầu tư vào công nghệ và hướng đến phát triển bền vững. Khi môi trường kinh doanh thực sự công bằng, khi doanh nghiệp nội địa có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với khối FDI, thì kinh tế tư nhân sẽ không còn là một "động lực tiềm năng" mà sẽ trở thành một trụ cột thực sự của nền kinh tế. Thêm sự trợ giúp Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong việc đưa đất nước phát triển thịnh vượng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải xóa bỏ rào cản, định kiến để khu vực này có thể phát huy tối đa tiềm năng. “Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu tỉnh Bình Dương, tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này và mong muốn có thêm nhiều chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu”, ông Phạm Văn Xô, Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương cho biết. Ông Phạm Văn Xô cho rằng: Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, với kim ngạch xuất nhập khẩu tại thủ phủ Bình Dương năm 2024 đạt hơn 60 tỷ USD; trong đó đóng góp lớn nhất vào con số này chính là các doanh nghiệp tư nhân - đơn vị linh hoạt, sáng tạo và nhạy bén trong việc mở rộng thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu đang đối mặt với nhiều thách thức; trong đó có sự biến động của thị trường toàn cầu, các rào cản thương mại ngày càng siết chặt và đặc biệt là chi phí logistics vẫn còn cao.Thực tế, dù có nhiều doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu thành công, nhưng phần lớn vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, thiếu nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những đề xuất quan trọng của doanh nghiệp là Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ tín dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận các gói vay ưu đãi để đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu vẫn còn phức tạp, gây mất thời gian và làm tăng chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Nếu cải cách mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực này, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần có thêm sự hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu. Hiện nay, nhiều sản phẩm của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu vẫn phải mang nhãn hiệu của đối tác nước ngoài. Nếu có chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quốc tế, giá trị hàng hóa xuất khẩu sẽ được nâng cao đáng kể. Khi môi trường kinh doanh thực sự công bằng, khi doanh nghiệp nội địa có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với khối FDI, thì kinh tế tư nhân sẽ không còn là "động lực tiềm năng" mà sẽ trở thành một trụ cột thực sự của nền kinh tế.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dự kiến phương án sắp xếp, tên gọi các phường, xã sau sáp nhập tại Bình Dương
15:15' - 28/03/2025
Ngày 28/3, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các văn bản mới của tỉnh và Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt nhẹ kết nối với các metro tại Bình Dương
20:28' - 20/03/2025
Theo Tập đoàn Tokyu, hệ thống đường sắt nhẹ sẽ góp phần giảm tải áp lực giao thông, hạn chế ùn tắc tại các khu vực đông dân cư, đồng thời đa dạng hóa loại hình vận tải công cộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương dự kiến đầu tư hơn 64.300 tỷ đồng xây dựng tuyến Metro đầu tiên
10:08' - 14/03/2025
Theo thiết kế, tuyến Metro sẽ chủ yếu sử dụng đường đôi, khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, với tốc độ tối đa 120 km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án lên đến 64.370 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.