Hội nghị An ninh Munich lần thứ 54 thảo luận về những thách thức đối với trật tự thế giới
Vai trò trong tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và mối quan hệ giữa khối này với Nga và Mỹ là những chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) thường niên lần thứ 54, khai mạc chiều 16/2 (theo giờ địa phương).
Hội nghị an ninh lớn nhất thế giới này có sự tham dự của hơn 500 quan chức trên thế giới, trong đó có Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, các ngoại trưởng Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương không phải lúc nào cũng êm ả cộng với những thách thức đối với trật tự thế giới, chủ yếu là xu hướng bảo hộ thương mại và chủ nghĩa dân tộc.
Tại hội nghị, dự kiến các đại biểu sẽ đề cập hàng loạt vấn đề an ninh quốc tế như các cuộc xung đột ở Trung Đông, đặc biệt là các mối quan hệ đi xuống giữa các quốc gia vùng Vịnh, cũng như các diễn biến chính trị ở khu vực Sahel ở châu Phi.
Kiểm soát vũ khí cũng sẽ là một chủ đề được đưa ra bàn thảo, với trọng tâm là chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch MSC Wolfgang Ischinger cảnh báo thế giới đang bên bờ vực xung đột giữa các quốc gia, đồng thời cho rằng cần phải có các bước đi cụ thể.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các đại biểu tham dự hội nghị "không bỏ lỡ cơ hội đạt được một nghị quyết hòa bình" nhằm phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Guterres cảnh báo một giải pháp quân sự sẽ gây ra hậu quả lớn, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải gây sức ép toàn cầu để có thể đạt được giải pháp ngoại giao.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết mục tiêu của NATO là một thế giới không có vũ khí hạt nhân, song nhấn mạnh chừng nào loại vũ khí hủy diệt này tồn tại, NATO sẽ tiếp tục là một liên minh hạt nhân.
Trong ngày làm việc đầu tiên của hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận về tác động của công nghệ đối với nền dân chủ và các vấn đề kinh tế, cụ thể là trật tự kinh tế thế giới và sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Theo kế hoạch, Hội nghị An ninh Munich lần thứ 54 sẽ bế mạc vào ngày 18/2 tới./.
- Từ khóa :
- Hội nghị An ninh Munich
- đức
- eu
- liên minh châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định cáo buộc của Mỹ về can thiệp bầu cử là vô lý
10:30' - 17/02/2018
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 17/2 tuyên bố những cáo buộc của Washington về việc 13 công dân Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ là hoàn toàn lố bịch và vô lý.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đẩy mạnh cuộc chiến xóa đói giảm nghèo
17:03' - 15/02/2018
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng chống đói nghèo là cuộc chiến cam go với nhiều khó khăn thách thức và nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết ngay các vấn đề lớn nhằm giảm tình trạng này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới sẽ tiếp đà tăng tốc
10:24' - 15/02/2018
Năm 2017 đã hoàn toàn khép lại, nhưng tác động của những sự kiện ghi dấu ấn trong năm 2017 chắc chắn sẽ còn kéo dài không chỉ trong năm 2018 mà còn cả những năm kế tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.