Hội nghị COP21: Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu đạt các mục tiêu chính đề ra
Điều này cho thấy đại biểu các nước tham dự Hội nghị đã có nhiều quyết tâm cũng như chấp nhận những thỏa hiệp nhất định để đi đến kết quả cuối cùng.
Điểm nổi bật phải kể đến tính linh hoạt của thỏa thuận, chính nhờ đó mà đã đáp ứng được sự khác biệt về lợi ích quốc gia của 195 nước tham gia.
Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng nêu bật một xu thế không thể đảo ngược về việc sử dụng năng lượng trên toàn cầu, đó là cần chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch thay thế với nền kinh tế phát thải khí thấp.
Điểm mấu chốt của sự thay đổi này là khuyến khích các chính phủ chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi này, thay vì gây áp lực bằng một thỏa thuận không thực sự có tính ràng buộc pháp lý.
Và điều quan trọng nhất là thỏa thuận đã giữ được những mục tiêu chính đề ra về cam kết kiểm soát mức tăng nhiệt độ trái đất, cũng như quy định trách nhiệm cụ thể trong hành động và nghĩa vụ về tài chính giữa các nước và nhóm nước khác nhau.
Trong bản thỏa thuận cuối cùng, 195 quốc gia thành viên COP21 đã nhất trí hạn chế mức tăng nhiệt độ trái đất không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp, và sẽ cố gắng đưa con số này về mức 1,5 độ C.
Đây là điểm quan trọng nhất về mục tiêu cần đạt được của COP21.
Để đạt mục tiêu này, thỏa thuận cũng nêu rõ rằng thế giới phải nhanh chóng giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính với mức nhiều nhất có thể.
Tiến độ cụ thể được đặt ra là tới giữa thế kỷ này (khoảng sau năm 2050), thế giới phải đạt cân bằng giữa lượng khí phát thải do hoạt động của con người với khả năng hấp thụ của Trái đất (nhờ sự hấp thu của rừng và đại dương) cộng với công nghệ “thu gom khí thải”.
Thỏa thuận cũng quy định, đến năm 2018, các nước phải có đánh giá về tác động toàn diện trong ngăn chặn sự tăng nhiệt toàn cầu, và đệ trình những kế hoạch cụ thể về cắt giảm khí carbon (các-bon) khi thỏa thuận COP21 có hiệu lực vào năm 2020.
Sau thời gian này, cứ mỗi 5 năm, tính từ năm 2023, các quốc gia sẽ rà soát lại các mục tiêu đã đề ra. Cho đến nay, một vài nước đã đưa ra mục tiêu về lượng khí thải cắt giảm vào năm 2025, thậm chí đến năm 2030, trong lộ trình đầu tiên.
Về trách nhiệm của các bên, thỏa thuận đã đề cập tới việc các quốc gia phát triển phải đóng vai trò đầu tàu trong việc giảm khí thải. Trong khi các nước đang phát triển được khuyến khích nhanh chóng nỗ lực giảm sử dụng năng lượng hóa thạch và giảm dần lượng khí thải với sự hỗ trợ của các nước giàu.
Quy định về nghĩa vụ tài chính cũng là một nội dung quan trọng đạt được trong thỏa thuận. Theo đó, các quốc gia phát triển sẽ cung cấp tài chính giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, cũng như tăng cường khả năng ứng phó với các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra, như hạn hán hay lũ lụt.
Cụ thể, các nước phát triển cam kết sẽ chi tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm cho nội dung này, tính từ năm 2020, sau đó sẽ được tăng dần lên và hai năm sẽ báo cáo một lần về mức đóng góp của mình. Thỏa thuận cũng khuyến khích sự hỗ trợ tự nguyện của các nền kinh tế mới nổi, như Trung Quốc.
Về tính minh bạch, thỏa thuận quy định các quốc gia phải báo cáo về tiến trình thực thi cam kết, song không có hình thức chế tài đối với các quốc gia chưa hoàn thành mục tiêu về cắt giảm khí thải.
Một điểm khác đáng chú ý là các đại biểu đã quyết định đưa vào Hiệp ước Paris một điều khoản thừa nhận "thiệt hại và mất mát" do thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu gây ra.
Điều khoản này không bao gồm nghĩa vụ pháp lý và khoản bồi thường cho những nước bị ảnh hưởng, nhưng cũng được coi là chiến thắng đối với các quốc đảo nhỏ và những nước nghèo đang phải chịu tác động nghiêm trọng của tình trạng ấm lên toàn cầu. Mỹ trước đó đã phản đối điều khoản này./.
- Từ khóa :
- COP21
- Hiệp ước Paris
- biến đổi khí hậu
- mục tiêu chính
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hội nghị COP21: Đàm phán suốt 3 đêm, vẫn chưa đi tới thỏa thuận
10:39' - 12/12/2015
Mặc dù đã trải qua thêm một đêm đàm phán căng thẳng, Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) vẫn chưa đi tới thỏa thuận cuối cùng dù chậm hơn thời hạn dự kiến một ngày.
-
Kinh tế Thế giới
COP21: Khả năng đạt được thỏa thuận chung vẫn còn để ngỏ
18:34' - 11/12/2015
Các cuộc thảo luận để đi đến một hiệp ước mang tính toàn cầu trong khuôn khổ Hội nghị COP21 đã bước sang "phút thứ 90+" mà không có một thỏa thuận nào được đưa ra.
-
Kinh tế Thế giới
COP21 có nguy cơ thất bại do bất đồng tài chính
16:42' - 04/12/2015
Các nước đang phát triển cảnh báo COP21 có thể thất bại nếu những bất đồng sâu sắc xung quanh hàng trăm tỷ USD không được giải quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự COP21 là hoạt động đối ngoại hàng đầu
09:12' - 03/12/2015
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự COP21 là hoạt động đối ngoại đa phương quan trọng nhất năm 2015, là năm có một chuỗi các sự kiện toàn cầu rất quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.