Kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng tại thành phố Hà Nội
Ngày 17/11, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, Thanh tra Chính phủ đã phê duyệt Kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 - 2014.
* Làm ngân sách thất thu ước khoảng 6 nghìn tỷ đồng Theo Kết luận thanh tra, hầu hết các dự án ở giai đoạn này, liên ngành Hà Nội đã trình UBND thành phố khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi không đúng quy định của pháp luật như chi phí dự phòng, thuế VAT, chi phí giải phóng mặt bằng… để giảm trừ, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách Nhà nước bị thất thu số tiền lớn, ước khoảng 6 nghìn tỷ đồng. Cũng theo Kết luận thanh tra, theo quy định tại Quyết định số 123 năm 2001, Quyết định số 76 năm 2004, Quyết định số 87 năm 2004 của UBND thành phố, chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải thực hiện nghĩa vụ nộp 20% quỹ đất ở hoặc 30% quỹ nhà ở để bổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố (không hoàn trả tiền đầu tư hạ tầng).Tuy nhiên, quá trình thực hiện, phần lớn các dự án được Thành phố cho phép cơ chế nộp tiền (phần tiền chênh lệch giữa giá bán kinh doanh so với giá thành xây dựng). Có trường hợp Thành phố còn bỏ tiền ra mua lại số căn hộ thuộc 30% quỹ nhà mà chủ đầu tư phải có nghĩa vụ trích nộp cho Thành phố.
Tại một số dự án, UBND thành phố ban hành quyết định về nghĩa vụ trích nộp quỹ nhà ở, quỹ đất ở còn thiếu; thậm chí một số dự án không phải trích nộp, hoặc quỹ đất 20% được giao lại để xây dựng nhà bán, gây nên sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
* Còn nhiều hạn chế trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng Theo Kết luận thanh tra, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, bất cập như chất lượng quy hoạch yếu, các bước quy hoạch chưa phù hợp với một số chỉ tiêu, phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhiều lần, dẫn đến thay đổi về tầng cao, hệ số sử dụng đất, một số công trình xây dựng… mang tính tự phát, thiếu căn cứ khoa học cũng như thực tiễn. Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, tình trạng tùy tiện đó tạo ra cơ chế xin - cho, ảnh hưởng đến trật tự kỷ cương, ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước. Những vi phạm này đã dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi vì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do những điều chỉnh quy hoạch có lợi cho chủ đầu tư, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng không được chú trọng, việc thực hiện quy hoạch chi tiết được duyệt, quá trình triển khai thiếu kiểm tra đôn đốc, các chủ đầu tư có dấu hiệu tự điều chỉnh quy hoạch. Cơ quan thẩm quyền không tiến hành hậu kiểm, để làm lợi cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến cộng đồng. * Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân qua các thời kỳ Theo Kết luận thanh tra, việc quản lý và sử dụng quỹ nhà ở, quỹ đất ở thu được từ các dự án đã biểu hiện sự buông lỏng quản lý, xảy ra nhiều sai phạm, nhiều bất cập. Đến thời điểm thanh tra vẫn còn nhiều chủ đầu tư chưa nộp tiền vào ngân sách Nhà nước khi được UBND thành phố cho cơ chế nộp tiền thay vì nộp hiện vật (nhà đất); chưa thực hiện việc bàn giao diện tích quỹ nhà cho thành phố. Việc lạm dụng chủ trương xây dựng nhà ở xã hội để một số đơn vị đứng tên làm chủ đầu tư hưởng lợi không đúng quy định; đối tượng được mua nhà ở xã hội thực tế sử dụng với số lượng ít. Trên cơ sở kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND thành phố có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất.Rà soát, kiểm tra lại các dự án chủ đầu tư vi phạm quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; có biện pháp khắc phục; đồng thời xử lý các sai phạm theo thẩm quyền… Chủ tịch UBND thành phố phải chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đôn đốc thu hồi khoản nợ đọng tiền chênh lệch quỹ nhà 50% và tiền quỹ đất 20% với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng; Sở Tài chính thực hiện xử lý số tiền hơn 2.955 tỷ đồng theo đúng quy định của Luật Ngân sách…
Bên cạnh đó, thành phố cần tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ; căn cứ vào kết quả kiểm điểm, có biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối với những hành vi nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm, yêu cầu chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý. Về xử lý kinh tế số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý thu hồi về ngân sách thành phố hơn 509 tỷ đồng; thu hồi số tiền hơn 1.053 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ./. >> Hà Nội yêu cầu chấm dứt việc cho thuê, mượn, nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trái quy địnhTin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Giả danh Thanh tra giáo dục để lừa đảo “chạy việc, chạy trường”
19:57' - 15/11/2017
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nhâm Văn Thành (sinh năm 1980, trú tại xã Thụy Việt, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh tra Bộ Nội vụ: Đề nghị điều chuyển cán bộ có chuyên môn không phù hợp
15:57' - 14/11/2017
Thanh tra Bộ Nội vụ cũng kiến nghị điều chuyển những trường hợp có chuyên môn không phù hợp với vị trí công tác sang vị trí khác cho phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết luận thanh tra tại Công ty cổ phần Thể dục, Thể thao Việt Nam
21:09' - 05/11/2017
Theo kết luận thanh tra đột xuất việc cử, miễn nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước chưa thực hiện đầy đủ việc phân loại, đánh giá nhận xét hàng năm...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam huy động hơn 7 tỷ USD cho chuyển đổi năng lượng công bằng
16:59'
Việt Nam xác định 24 dự án phù hợp JETP với tổng vốn cần huy động 7,04 tỷ USD, trong đó 3 dự án đầu tiên đã đạt thỏa thuận tín dụng từ các đối tác quốc tế thuộc nhóm IPG.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án “treo” Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
16:34'
Hiện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đang tổng hợp trình UBND thành phố xem xét phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiết kế đồng bộ hệ thống giám sát điều hành giao thông cho Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
12:44'
Hiện nay, dự án thành phần 1A thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư đang triển khai thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi, thu nhập lao động tăng hơn 10%
10:46'
Các chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực, hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm đang tăng lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.