Khác biệt Đông-Tây Âu: Sự thống trị kinh tế Đức (Phần 1)
Theo bài viết đăng trên báo Le Monde diplomatique, từ những năm 1990, các doanh nghiệp của Đức đã dịch chuyển sản xuất tới Ba Lan, Cộng hòa Czech, Slovakia và Hungary.
Năm 1999, bị xem là "con bệnh của khu vực đồng euro" (The Economist, 3/6/1999), nước Đức đã khỏi bệnh một cách thần kỳ nhờ vào các luật cải cách thị trường lao động, chống thất nghiệp (luật Hartz) có hiệu lực từ 2003 tới 2005.Những cải cách này đã khôi phục khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm hồi sinh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Mercedes ở nước ngoài và đã thuyết phục Tổng thống Pháp Emmanuel Macron áp dụng công thức này tại Pháp.Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm nguy hại. Nhà sử học về kinh tế Stephen Gross giải thích: "Để hiểu được thành công của Đức với tư cách là một quốc gia xuất khẩu của thế giới, cần phải nhìn xa hơn ra bên ngoài đường biên giới của nước này.Vì mô hình này dựa trên một phần có tính quyết định về sự phát triển của mạng lưới thương mại với các nước Trung và Đông Âu". Và chính xác hơn là trao đổi kinh tế bất bình đẳng với Ba Lan, CH Czech, Hungary và Slovakia, bộ tứ với tên gọi "Nhóm Visegrad".Từ 1/4 thế kỷ trở lại đây, nước Đức giàu có quả thực đã áp dụng với các nước láng giềng của mình điều mà nước Mỹ đã từng thiết lập với các nhà máy của họ tại Mexico: dịch chuyển sản xuất sang nước láng giềng. Được thiết lập chắc chắn giữa thời kỳ của Otto von Bismark và đế chế Habsbourg vào cuối thế kỷ XIX, trao đổi kinh tế mang tính đặc quyền giữa Đức và Trung Âu không diễn ra trước đó.Bị hạn chế trong thời Chiến tranh Lạnh, những trao đổi này tiếp tục diễn ra trong những năm 1970 dưới hình thức quan hệ đối tác công nghiệp, công nghệ và ngân hàng, nhờ chính sách hướng Đông (1969-1974) do Thủ tướng thuộc đảng Dân chủ xã hội Willy Brandt đưa ra. Sau khi Bức tường sụp đổ, kể từ đầu những năm 1990, các công ty đa quốc gia Đức đã nhắm đến các doanh nghiệp nhà nước bị tư nhân hóa trong hoàn cảnh cùng quẫn. Nếu như hãng sản xuất ô tô Tiệp Khắc Skoda được Volkswagen khôi phục lại năm 1991, đã để lại ấn tượng sâu sắc, thì quốc gia tư bản láng giềng trước tiên đã sử dụng các cơ sở sẵn có làm cơ sở gia công.Để thực hiện điều này, nước này đã tận dụng cơ chế cũ để dịch chuyển sản xuất ra bên ngoài theo cách kín đáo cũng như có phần đánh lận con đen: hoạt động xuất khẩu nhằm hoàn thiện sản phẩm.Tiến trình này được hệ thống hóa bằng luật châu Âu vào năm 1986, cho phép xuất khẩu tạm thời một mặt hàng trung gian (hoặc một bộ phận của sản phẩm) vào một nước không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), nơi mà hàng hóa sẽ được gia công - hoàn thiện - để rồi tái nhập khẩu về nước sản xuất để được miễn một phần hoặc toàn bộ thuế phí.Sau khi khối Đông Âu sụp đổ, việc nới rộng hạn mức nhập khẩu từ các nước Trung Âu mở ra cho giới chủ Đức những triển vọng phát triển mạnh mẽ. Cho các công nhân Tiệp Khắc, vốn có tay nghề cao nhưng đòi hỏi không cao, thầu lại công việc mạ crom vòi nước hay đánh bóng bồn tắm ư?Giao vải vào bàn tay khéo léo của người Ba Lan, vốn được trả công bằng đồng zloty (tiền Ba Lan) và nhận lại là những bộ vest sẽ được bán với thương hiệu Berlinois ư?... Những việc này đều có thể thực hiện được kể từ những năm 1990, như thể các đường biên giới của EU đã được xóa bỏ.Chuyên gia kinh tế Julie Pellegrin giải thích việc xuất khẩu hoàn thiện sản phẩm là phiên bản châu Âu xuất phát từ giải pháp của Mỹ mở đường cho sự phát triển của Maquiladora (xưởng gia công hàng hóa từ vật liệu nhập cảng miễn thuế, rồi xuất trở lại quốc gia xuất xứ-ND) trong khu vực biên giới giữa Mexico và Mỹ.Hơn bất kỳ quốc gia thành viên nào khác, Đức kiếm lời từ hoạt động gia công này, chủ yếu trong lĩnh vực may mặc, cũng như điện và ô tô. Năm 1996, các công ty của Đức tái nhập lượng sản phẩm được hoàn thiện tại Ba Lan, CH Czech, Hungary hay Slovakia, nhiều hơn gấp 27 lần so với các doanh nghiệp của Pháp.Trong năm đó, xuất khẩu hoàn thiện sản phẩm chiếm 13% xuất khẩu của nhóm nước Visegrad tới EU và 16% nhập khẩu của Đức từ khu vực này. Một số lĩnh vực đổ dồn vào khu vực này: 86,1% nhập khẩu của Đức theo hình thức này là từ vải và đồ may mặc Ba Lan.Julie Pellegrin nhận định, ít nhất từ một thập kỷ nay, "các doanh nghiệp của các nước Trung và Đông Âu đã tham gia các chuỗi sản xuất chủ yếu do các công ty của Đức kiểm soát".- Từ khóa :
- eu
- liên minh châu âu
- ba lan
- đức
- ch czech
- hungary
- nhóm visegrad
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức thông qua dự án Dòng chảy phương Bắc 2
09:41' - 28/03/2018
Ngày 27/3, giới chức Đức đã đưa ra quyết định cuối cùng cho việc cấp phép xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) giữa nước này với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Đức cảnh báo chiến tranh thương mại là nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu
19:08' - 21/03/2018
Hội đồng các chuyên gia kinh tế Đức ngày 21/3 cảnh báo rằng các mức thuế mới áp dụng đối với nhôm và thép nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump có nguy cơ đe dọa hệ thống thương mại quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Đông Âu phản đối việc chia sẻ gánh nặng người nhập cư với EU?
05:30' - 16/10/2017
Bất chấp thực trạng dân số giảm mạnh, các nước Đông Âu vẫn từ chối việc tiếp nhận người nhập cư theo kế hoạch phân bổ của Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng sự can dự tại Đông Âu
05:30' - 04/10/2017
Tạp chí National Interest mới đây đăng bài viết phân tích về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Âu cũng như mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48'
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56'
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.