Trung Quốc gia tăng sự can dự tại Đông Âu
Theo tác giả Mark Pfeifle - Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng sức mạnh quân sự và kinh tế tại Đông Âu - khu vực quan trọng đối với địa chính trị và thương mại của Mỹ.
Bắc Kinh đã giành được tầm ảnh hưởng quan trọng tại cảng Piraeus ở Hy Lạp. Nước này cũng đang nỗ lực để có được những thành quả ở Cộng hòa Czech, Hungary, Ba Lan, trong đó có cả những hợp đồng xây dựng trạm năng lượng hạt nhân.
Tại Bulgaria, khi bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng Mỹ, bà đã cố gắng ngăn chặn một hợp đồng của Bulgaria với công ty Nhà nước của Nga chuyên làm giàu urani là Rosatom. Sau đó, công ty Rosatom đã kiện Bulgaria ra tòa và giành phần thắng, Bulgaria phải bồi thường 660 triệu USD - một khoản tiền lớn đối với một quốc gia nhỏ.
Để bù đắp những tổn thất, Bulgaria đã lựa chọn tư nhân hóa dự án đó. Đến nay, hành động của Mỹ lại tạo điều kiện cho Trung Quốc thế chân Nga trong việc xây dựng một dự án hạt nhân mới ở thị trấn Belene của Bulgaria.
Theo giới truyền thông, Trung Quốc đang thương lượng giá và có khả năng giành được dự án. Nếu Trung Quốc thành công, các công ty chuyên về hạt nhân của Nhà nước Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn cơ sở hạt nhân mới ở Bulgaria với các thiết bị do Nga sản xuất.
Không giống như Nga thường dựa vào các khoản vay liên chính phủ để tài trợ cho việc xây dựng nhưng trao quyền quản lý cho chính quyền địa phương đối với các chương trình phát triển hạt nhân, Trung Quốc lại yêu cầu sự công bằng và quyền quản lý hoạt động.
Kết quả là Trung Quốc được trao quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng, mà trong trường hợp này là một cơ sở hạt nhân lớn ở một quốc gia từng nằm trong khối Xô Viết. Điều này mang đến cho Trung Quốc tầm ảnh hưởng đối với khu vực này.
Một tình thế tương tự đang xảy ra ở Ba Lan - nơi Trung Quốc đã có những hợp đồng xây dựng trạm năng lượng hạt nhân mà lẽ ra do Mỹ xây dựng.
Nền công nghiệp hạt nhân của Mỹ đang bị tàn phá, với việc công ty Westinghouse đang ở trong tình trạng phá sản, trong khi công ty General Electric không thể tăng vốn cho các lò phản ứng tại các nước phát triển. Trái lại, Trung Quốc đang có đầy tiền mà nguồn tiền này chủ yếu có được nhờ hoạt động thương mại với Mỹ.
Điều đang diễn ra ở đây là Trung Quốc lợi dụng thế cân bằng về địa chính trị giữa Nga và Mỹ để có được quyền kiểm soát và sở hữu đối với các thành phần quan trọng trong các cơ sở hạ tầng năng lượng tại Đông Âu.
Chiến thuật này mang đến cho Trung Quốc "một vành đai năng lượng" mở rộng từ Baltic đến Biển Đen. Trung Quốc đã giành được quyền điều hành với nhiều bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ tầng ở Bulgaria, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Romania và Slovakia.
Theo tác giả bài viết, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của cả hai đảng tại Mỹ cần phải chú ý tới thực trạng này. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đương nhiệm Mike Pompeo và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama - ông Ben Rhodes - đều coi Bắc Kinh là mối đe dọa lớn hơn so với Moskva.
Nhà Trắng phải ngay lập tức bổ nhiệm các chuyên gia về châu Á và châu Âu vào các chỗ trống trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Những chuyên gia này cần phải xem xét ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Đông Âu.
Chính sách của Mỹ cần phải đa dạng hơn, cần chuyển từ chính sách ngăn chặn sang chiến lược chấp nhận các dự án của Nga, miễn là các dự án này không có hại cho nền an ninh năng lượng của châu Âu và các mối lo ngại về an ninh của Mỹ.
Ví dụ, Mỹ cần phải từ chối đề nghị của Litva về việc dừng hợp tác với Nga trong việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tương tự như nhà máy mà Nga đã xây dựng ở Belarus. Hiện nay, các lò phản ứng hạt nhân của Nga đều được sử dụng công nghệ tiên tiến nhất của nước này.
Thiết kế của các lò phản ứng này có tiêu chuẩn an toàn cao nhất so với các loại thiết kế khác và điều này đã được các cơ quan chuyên môn từ hơn 12 quốc gia, trong đó có Phần Lan, công nhận. Nếu Litva từ chối dự án của Nga, Trung Quốc sẽ tranh thủ cơ hội này.
Do đó, Mỹ cần phải làm cho Litva hiểu rằng các mối lo ngại về mức độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân do Nga thiết kế không quan trọng bằng những nguy cơ địa chính trị hiện nay mà Trung Quốc gây ra đối với khu vực Đông Âu.
Bài viết kết luận rằng ván cờ địa chính trị cần người chơi phải lên kế hoạch không chỉ một bước mà còn phải tính trước hai, ba hoặc thậm chí nhiều bước. Trong đó, người chơi phải xem xét khía cạnh đa chiều của chiến lược kinh tế, địa chính trị và quân sự./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên
13:16' - 23/09/2017
Ngày 23/9, Trung Quốc thông báo sẽ cấm xuất khẩu một số sản phẩm dầu mỏ sang Triều Tiên, đồng thời cấm nhập khẩu các mặt hàng dệt may từ nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nga vẫn là nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc
05:24' - 23/09/2017
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang chuẩn bị để tiếp nhận thêm dầu thô từ Nga được chuyển qua mạng lưới đường ống Siberia mở rộng, bắt đầu từ tháng 1/2018.
-
Kinh tế Thế giới
EU rà soát các hoạt động đầu tư của Trung Quốc
05:30' - 22/09/2017
EU chủ trương thúc đẩy việc xem xét rà soát các hoạt động đầu tư của Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực này bằng cách đưa ra chính sách thương mại nhằm bảo vệ các công ty của họ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Nga tăng cường hợp tác năng lượng
13:22' - 21/09/2017
Trung Quốc và Nga đã nhất trí mở rộng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các rào cản pháp lý tiếp tục cản trở đầu tư ở Trung Quốc
16:15' - 19/09/2017
Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc ngày 19/9 công bố báo cáo thường niên dài 400 trang, nêu rõ các rào cản pháp lý đang tiếp tục cản trở đầu tư ở Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.