Khôi phục niềm tin vào toàn cầu hóa, thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN
“Diễn đàn Đông Á” có bài viết cho rằng câu chuyện thành công của nền kinh tế Đông Á là về mối liên hệ giữa thương mại và công nghiệp hóa - nhìn vào trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Vùng lãnh thổ Đài Loan và Singapore.
Công nghiệp hóa định hướng thương mại đã thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực thông qua thương mại và đầu tư - và hội nhập vào nền kinh tế thế giới có thể được thực hiện bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu thuận lợi và một nền kinh tế toàn cầu tương đối mở.Thật không may, những điều kiện thuận lợi này giờ đã kết thúc. Nhiều nhà kinh tế đang bắt đầu bàn về một nền kinh tế toàn cầu “bình thường mới” với tăng trưởng thương mại chậm hơn. Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 3/2017 tại Đức, thậm chí các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương đều ủng hộ rút khỏi thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và thương mại tự do.Phục hồi kinh tế Mỹ và một số nước châu Âu vẫn còn mong manh, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc mặc dù mạnh mẽ cũng đang tàn dần. Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tạo việc làm, và các quốc gia ASEAN không thể để tăng trưởng kinh tế chậm lại - tạo thêm nhiều việc làm là rất cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc chiến giảm nghèo.ASEAN và Đông Á phải tiếp tục khuyến khích tăng trưởng kinh tế để nâng cao phúc lợi kinh tế xã hội của người dân. Tiếp tục thúc đẩy cải cách cơ cấu cũng rất quan trọng. Nhưng cải cách cơ cấu nói dễ hơn là làm. Cách khả thi hơn là sự kết hợp của cải cách cơ cấu và sự phục hồi của hợp tác khu vực.Việc theo đuổi sự cởi mở thông qua hội nhập kinh tế khu vực sẽ không hề dễ dàng. Xu hướng đảo ngược toàn cầu hóa chứng minh rằng mô hình ban đầu của toàn cầu hóa - nhanh chóng làm giảm các rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ thương mại - không có sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ.Rõ ràng, cải cách kinh tế và tự do hóa thương mại bây giờ cần phải được đi kèm bởi các chính sách đảm bảo rằng “những người thua” sẽ được đền bù một cách hiệu quả.Khôi phục niềm tin vào toàn cầu hóa hiện nay là một mục tiêu chính. Điều này có thể được thực hiện bằng cách nêu bật những câu chuyện thành công của toàn cầu hóa và tác động trực tiếp, tích cực của nó đối với đời sống của người dân.Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bây giờ có thể phát huy tác dụng, trong bối cảnh triển vọng đạt được Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gặp nhiều bất trắc sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định này. RCEP là cách duy nhất để thúc đẩy hội nhập khu vực vì nó sẽ cung cấp một khuôn khổ thông qua đó để thúc đẩy chủ nghĩa khu vực mở và một nền kinh tế quốc tế mở.RCEP là một sáng kiến quan trọng của ASEAN được khởi xướng năm 2011 khi Indonesia là chủ tịch ASEAN, chứ không phải là sáng kiến của Trung Quốc. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và sự ủng hộ toàn cầu hóa bị xói mòn, các quốc gia ASEAN cần phải hành động ngay lập tức để bảo vệ trật tự kinh tế từng giúp Đông Á phát triển một cách phi thường.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kết nối thúc đẩy bổ trợ giữa Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 với Chương trình Nghị sự 2030
07:32' - 26/10/2017
Ngày 25/10, Ủy ban các vấn đề kinh tế và tài chính (Ủy ban 2) thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 72 đã thảo luận về đề mục hoạt động hợp tác phát triển của LHQ.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên
17:06' - 02/10/2017
Hợp tác thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thời gian qua đã đạt nhiều tiến triển tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán RCEP đứng trước nhiều thách thức
06:30' - 14/08/2017
Đứng về phương diện chính trị, RCEP dường như là nơi tụ hội tốt nhất cho tự do thương mại, nhưng trên thực tế điều này rất khó đạt được vì thành phần, mục đích tham gia của các nước quá khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ủng hộ việc kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định RCEP trong năm 2017
14:13' - 22/05/2017
Việc kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP sẽ truyền đi thông điệp rõ ràng, nhất quán về chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập kinh tế trong khu vực, góp phần tăng sức hấp dẫn của các thành viên RCEP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.