Kỳ vọng minh bạch trong đấu thầu bảo trì đường thủy
Đây là một trong những giải pháp được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện nhằm hướng tới sự minh bạch hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực dành cho công tác bảo trì đường thủy, qua đó thúc đẩy phát triển vận tải thủy, từng bước giảm tải cho đường bộ hiện nay.
Việc tổ chức đấu thầu bảo trì các tuyến đường thủy nội địa quốc gia sẽ được chia làm hai hình thức: đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi.
Từ năm nay, ngành đường thủy tổ chức thí điểm áp dụng phương thức đấu thầu hạn chế đối với dịch vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng luồng tuyến trong thời gian ba năm (2016-2018) đối với 175 km lòng hồ thủy điện Sơn La, 131 km sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ ngã ba sông Vàm Cỏ Đông - Tây đến cảng Bến Kéo và 253 km sông Hồng từ Ba Lạt đến Việt Trì. Các tuyến còn lại được đấu thầu rộng rãi.
“Việc đấu thầu hạn chế đối với 3 tuyến đường thủy được thực hiện theo Quyết định số 47/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa. Đấu thầu hạn chế là chủ đầu tư có thể lựa chọn, mời một số nhà thầu mà chủ đầu tư thấy năng lực phù hợp. Còn đấu thầu rộng rãi sẽ không hạn chế số lượng nhà thầu. Khác với thời hạn đặt hàng cho các đơn vị quản lý bảo trì mỗi năm một lần, kỳ hạn của các gói thầu sẽ trong vòng 3 năm” – Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Hoàng Hồng Giang giải thích.Ông Phạm Minh Nghĩa, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam nhận định: Việc đấu thầu bảo trì đường thủy là cần thiết bởi nó sẽ mang lại sự minh bạch, hiệu quả kinh tế, từ đó tiết kiệm nguồn vốn Nhà nước và đặc biệt là đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp của ngành nỗ lực đổi mới nâng cao năng lực quản trị nhằm thích nghi với quy luật kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, ông Phạm Minh Nghĩa cho rằng, công tác bảo trì trong lĩnh vực đường thủy cũng cần có lộ trình thích hợp, không nên áp dụng ồ ạt.
Cụ thể, hoạt động nạo vét có thể thực hiện được ngay và nên đấu thầu rộng rãi, nhưng công tác bảo trì, công tác quản lý luồng thì ở mức độ hạn chế.
So sánh về những ưu điểm khi áp dụng phương thức đấu thầu so với phương thức đặt hàng công tác bảo trì đường thủy trước đó, Cục trưởng Hoàng Hồng Giang cho hay, mặc dù việc kiểm tra, kiểm soát, phê duyệt hoạt động bảo trì theo phương thức đặt hàng được Cục làm rất chặt chẽ nhưng vì mối quan hệ giữa Cục với các đơn vị bảo trì (trước đó là các Đoạn) có thể ví như “cha với con”, nên nhiều trường hợp vẫn có “kẽ hở”, có sự “du di” với nhau.
Ngoài ra, chính vì đặt hàng nên đơn vị trong ngành thường có tâm lý coi công việc đó là đương nhiên Cục sẽ dành cho đơn vị mình, nên không có tính chủ động, sáng tạo. Mặt khác, cơ chế đặt hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là từ việc phê duyệt.
“Còn phương thức đấu thầu sẽ rất khách quan, có một bên thứ ba là đơn vị tư vấn độc lập thực hiện các công việc từ thiết kế, thẩm tra độc lập, chủ đầu tư chỉ mang hồ sơ tư vấn về chào thầu. Hình thức này sẽ mở cơ hội cho nhiều đơn vị tham gia. Khi đó, các đơn vị sẽ phải cạnh tranh với nhau về chất lượng, kỹ thuật, giá cả, trang thiết bị máy móc, con người, làm sao để có được giá chào thầu tốt nhất so với các đơn vị khác…”- ông Hoàng Hồng Giang phân tích.
Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, đến nay toàn bộ 15 đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý bảo trì đường thủy trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã hoàn thành việc cổ phần hóa, đủ điều kiện để tham gia đấu thầu.
Trong số đó, 5 công ty đã cổ phần hóa từ năm 2005, đã tích lũy được kinh nghiệm hoạt động theo kinh tế thị trường.
Còn lại 10 công ty chuyển sang cổ phần từ tháng 4/2014 cơ bản ổn định, một số đơn vị đã bắt đầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ông Trần Văn Khương, Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 5 cho biết, việc đấu thầu là tất yếu phải thực hiện để đổi mới hiệu quả công tác quản lý bảo trì. Điều này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế “kép” cho Nhà nước và cả doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trúng thầu sẽ khẳng định được khả năng kỹ thuật, nhân lực chứ không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm của mình.
Mặt khác, việc đấu thầu có thời hạn từ ba năm trở lên sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư máy móc, khoa học kỹ thuật. Về phía Nhà nước sẽ tiết kiệm được ngân sách nhờ cơ chế minh bạch và giá thầu cạnh tranh.
Theo Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 Cao Văn Định, mặc dù sẽ có những khó khăn do phải cạnh tranh nhiều hơn nhưng bản thân doanh nghiệp sẽ phải tìm tòi, đổi mới quản trị, đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động để có giá cạnh tranh.
Tuy nhiên, lãnh đạo các công ty mới chuyển sang cổ phần lại tỏ ra lo lắng vì mới chuyển đổi mô hình hoạt động theo kinh tế thị trường sẽ khó có thể đủ sức cạnh tranh với các công ty đã cổ phần hóa lâu năm cùng ngành cũng như các doanh nghiệp ngoài ngành.
Ông Trần Xuân Khơi, Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý bảo trì Đường thủy nội địa số 1 cho biết, doanh nghiệp mới hoạt động theo mô hình cổ phần chưa được một năm nên năng lực còn hạn chế.
Đến nay, đơn vị vẫn chưa mở rộng được sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, nếu không được tạo điều kiện thì sẽ rất khó khăn trong tìm kiếm công việc cho người lao động.
Về những băn khoăn của doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Hoàng Hồng Giang cho biết, việc thực hiện đấu thầu phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, tuy nhiên Cục sẽ tính toán đưa tiêu chí kinh nghiệm để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ lập đường dây “nóng” quản lý, bảo trì đường bộ
14:15' - 28/04/2016
Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ lập đường dây “nóng” để tiếp nhận phản ánh sự xuống cấp tại đường địa phương để có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong quản lý, khai thác, bảo trì đường bộ tại các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều giải pháp cấp bách bảo vệ kết cấu giao thông đường thủy, đường sắt
18:37' - 25/03/2016
Trên cả nước có 251/532 cầu và công trình vượt sông nằm trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia có tĩnh không thông thuyền thấp hơn thông số kỹ thuật gây cản trở, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn
-
Kinh tế Việt Nam
“Sức hút” từ vận tải đường thủy
10:46' - 17/02/2016
Những cải cách của vận tải thủy trong thời gian qua đều hướng đến mục tiêu là tăng sức hấp dẫn cho ngành, phát huy lợi thế vận tải giá rẻ, an toàn và nâng cao sức cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng cho vận tải sông pha biển
16:00' - 15/12/2015
Tuyến vận tải sông pha biển Quảng Ninh-Kiên Giang tuy là bước đột phá lớn, kết nối vận tải sông-ven biển-đường bộ thông suốt Bắc-Trung-Nam nhưng trong quá trình hoạt động vẫn còn gặp những khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.