Làm sao để ngăn chặn tình trạng ngộ độc rượu do Methanol?
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân của 31% vụ ẩu đả, án mạng; 33% vụ hiếp dâm; 18% tai nạn giao thông; có 60 loại bệnh khác nhau liên quan đến thói quen sử dụng rượu, bia như gan, dạ dày, tim mạch…
Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương của Việt Nam cho thấy tỷ lệ điều trị tâm thần do rượu chiếm 5 – 6% số bệnh nhân tâm thần và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Ngộ độc do uống rượu ở Việt Nam trong những năm gần đây được ghi nhận từ 1 – 7 vụ/năm; chiếm khoảng 1,5 – 2,1% tổng số vụ ngộ độc thực phẩm/năm.
Báo động tình trạng ngộ độc Methanol Ở Việt Nam, việc sản xuất, kinh doanh rượu đã hình thành một ngành công nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, những năm qua, nước ta có khoảng 328 cơ sở sản xuất rượu lớn với sản lượng 360 triệu lít/năm, 320 cơ sở sản xuất nhỏ với sản lượng dưới 1 triệu lít/năm, hộ gia đình tự sản xuất ước tính khoảng 250 triệu lít/năm.Bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền kinh tế, việc lạm dụng rượu, bia, vấn đề chất lượng, an toàn và những hệ lụy của nó đã và đang gây ra nhiều hậu quả cho cộng đồng như: ngộ độc rượu, các tổn hại về sức khỏe, tâm thần, tính mạng người tiêu dùng, trật tự xã hội, tai nạn giao thông…
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, trong giai đoạn từ năm 2007 đến đầu tháng 4/2017, cả nước ghi nhận 58 vụ ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn với 382 người mắc, 98 người tử vong. Qua kết quả xét nghiệm các mẫu từ các vụ ngộ độc rượu cho thấy, có hai loại ngộ độc thường gặp là ngộ độc Ethanol (còn gọi là rượu Etylic) và ngộ độc Methanol (cồn công nghiệp). Hầu hết các loại rượu đã sử dụng trong các vụ ngộ độc do rượu đều không rõ nguồn gốc, không được cấp Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, được mua tại các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bán rong hoặc sản phẩm do người tiêu dùng tự pha chế và nấu sẵn.Thống kê cụ thể các loại rượu đã sử dụng trong 58 vụ ngộ độc gồm: rượu trắng là 12/58 vụ (chiếm 20,7%), rượu trắng có hàm lượng Methanol cao 18/58 vụ (31%), rượu ngâm thuốc lá 8/58 vụ (13,8%), rượu ngâm cây rừng độc 13/58 vụ (22,4%), rượu ngâm củ ấu 7/58 vụ (12,1%).
Rượu trắng, rượu có hàm lượng Methanol cao và rượu ngâm cây rừng độc là ba loại rượu gây số người mắc và tử vong nhiều nhất trong các vụ ngộ độc do sử dụng rượu; trong đó tử vong do rượu có hàm lượng Methanol cao chiếm tới 45,9% số ca. Tử vong do rượu trắng là 24,5% và tỉ lệ tử vong do các loại rượu ngâm cây rừng là 19,4%.
Công tác quản lý còn nhiều bất cập Ngộ độc do rượu có hàm lượng Methanol cao thường xảy ra trong bữa ăn gia đình, chủ yếu là tại các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, tập trung nhiều từ tháng 1 đến tháng 3.Ngộ độc rượu do lạm dụng rượu, uống rượu không rõ nguồn gốc, tự ngâm động vật, thực vật độc, do gian lận nguyên liệu pha chế rượu, đặc biệt là tình trạng sử dụng Methanol làm tăng độ cồn trong rượu.
Theo Cục An toàn thực phẩm, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc do rượu còn gặp nhiều khó khăn do thị trường sản xuất, kinh doanh rượu rất đa dạng, phức tạp, khó quản lý. Số lượng rượu sản xuất lên tới hàng triệu lít/năm, với hàng nghìn cơ sở sản xuất, hàng vạn cơ sở kinh doanh ở các quy mô khác nhau, chủ yếu hộ gia đình, làng nghề (chiếm 75%).Bên cạnh đó, nhận thức đúng về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh chưa cao, hiệu lực quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn rượu còn hạn chế là một trong những trở ngại lớn.
Ngoài ra, sự phân công quản lý chất lượng, an toàn rượu còn nhiều bất cập, nhiều bộ cùng tham gia nhưng trách nhiệm còn mờ nhạt. B ộ máy quản lý an toàn thực phẩm ở các cấp, hệ thống thanh tra chuyên ngành, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm chưa đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị, ngân sách để hoạt động.Công tác thông tin, truyền thông chưa đủ mạnh và phù hợp để thay đổi nhận thức, hành vi trong lạm dụng rượu, sử dụng nguyên liệu không an toàn để sản xuất rượu.
Công tác kiểm soát an toàn đối với nguyên liệu không đảm bảo, chưa đạt hiệu quả cao; vẫn còn nguồn cung cấp, kinh doanh nguyên liệu không bảo đảm an toàn để sản xuất rượu. Chính quyền địa phương chưa vào cuộc quyết liệt, chưa có trách nhiệm trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn..
Phân định rõ trách nhiệm các ngành liên quan Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh rượu an toàn, tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để phòng ngừa việc kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm động thực vật, rượu trôi nổi không được chứng nhận an toàn, không được kiểm nghiệm độc tính... là hai trong nhiều giải pháp mà ngành y tế đề ra nhằm hạn chế tác hại của lạm dụng rượu, ngộ độc rượu Methanol. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh rượu của người dân trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, hộ gia đình, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Đồng thời, phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm, công khai trên các phương tiện thông tin để cảnh báo cho người tiêu dùng. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, các quy định về quản lý rượu đã có nhiều nhưng chưa chặt chẽ và rõ ràng, chưa phân định rõ cấp, ngành nào phải chịu trách nhiệm chính. Chính vì vậy, cần phải có một văn bản pháp lý rõ ràng hơn trong phân công trách nhiệm giữa các ngành liên quan như Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Công an.Cùng với đó, cần có những quy chế cụ thể phân công chức năng, quyền hạn của các bộ phận cấp phép đủ điều kiện để cấp phép cho các nhà hàng, hộ gia đình kinh doanh và sản xuất rượu…, có như vậy mới có thể hạn chế hiệu quả những vụ ngộ độc thực phẩm do rượu gây ra trên địa bàn cả nước./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Đời sống
Ngộ độc rượu vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội
20:09' - 10/04/2017
Trong hai ngày 6 - 7/4 đã có thêm 2 trường hợp trên địa bàn 2 quận Đống Đa và Ba Đình bị ngộ độc rượu phải nhập viện.
-
Tin ảnh
Hà Nội có thêm 2 bệnh nhân ngộ độc rượu chứa Methanol
15:20' - 09/04/2017
Trong hai ngày 6 - 8/4/2017, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thực hiện cấp cứu điều trị tích cực, giải độc, lọc máu cho 2 bệnh nhân ngộ độc methanol.
-
Đời sống
Xử trí khi bị ngộ độc rượu
08:19' - 27/03/2017
Dưới đây là cách xử trí khi bị ngộ độc rượu.
-
Đời sống
Cảnh báo tình trạng ngộ độc rượu ngâm củ ấu tàu
10:24' - 24/03/2017
Vào hồi 20 giờ ngày 23/3, Khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc do uống rượu ngâm với củ ấu tàu.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngộ độc rượu Methanol: Giải pháp nào để xử lý tận gốc?
15:06' - 23/03/2017
Ngộ độc rượu chứa độc tố Methanol đang ngày càng phổ biến khi gần đây có rất nhiều trường hợp ngộ độc tập thể được cấp cứu vào bệnh viện quá muộn dẫn tới tử vong, mù lòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm Thương mại 5.400 tỷ đồng ở Cần Thơ sẽ khởi công ngày 26/4
20:13' - 18/04/2025
Dự án Trung tâm Thương mại Aeon Mall Cần Thơ với tổng mức đầu tư 5.400 tỷ đồng sẽ chính thức khởi công vào ngày 26/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
20:12' - 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm khởi động cùng đại Lễ
20:04' - 18/04/2025
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn đồng loạt khởi công, khánh thành trên khắp cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng thông tin về tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc sẽ thông xe từ ngày 19/4
19:23' - 18/04/2025
Tối 18/4, Bộ Xây dựng đã thông tin chi tiết về phương án tổ chức giao thông các tuyến cao tốc Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
19:17' - 18/04/2025
Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 19/4, sẽ thông xe kỹ thuật hàng loạt dự án cao tốc Bắc – Nam
19:08' - 18/04/2025
Bộ Xây dựng cho biết sẽ tổ chức lễ thông xe kỹ thuật một số dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ)
17:51' - 18/04/2025
Ngày 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ), kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển năng lượng nguyên tử để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
17:49' - 18/04/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thông điệp, Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử, trong đó có điện hạt nhân, để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
WB quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
15:48' - 18/04/2025
WB khẳng định rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Hiện WB đã cử thêm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm đến Việt Nam để phối hợp, thúc đẩy mạnh mẽ các dự án hợp tác giữa hai bên.