LHQ quan ngại chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres nhận định tình hình căng thẳng liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên thế giới trong nhiều năm qua, khiến ông quan ngại sâu sắc.
Trong cuộc phỏng vấn trên báo Le Journal du Dimanche của Pháp số ra ngày 10/9, ông Guterres khẳng định vấn đề then chốt hiện nay là buộc Triều Tiên ngừng chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân cũng như tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì sự đoàn kết trong HĐBA LHQ bằng mọi giá, bởi đây là công cụ duy nhất có thể triển khai một sáng kiến ngoại giao với cơ may thành công.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel (An-giê-la Méc-ken) đã đề xuất tiến hành các cuộc đàm phán hạt nhân giống như mô hình đã từng áp dụng với Iran nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.
Trả lời phỏng vấn tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, bà Merkel cho rằng một cuộc chạy đua vũ trang mới tại khu vực Đông Bắc Á không phù hợp với lợi ích của bất cứ bên nào, do đó, con đường duy nhất có thể giải quyết chương trình hạt nhân của Triều Tiên là tìm ra một giải pháp ngoại giao.
Theo bà, châu Âu cần đoàn kết đưa ra một giải pháp ngoại giao và nỗ lực hết sức nhằm thực thi các biện pháp trừng phạt.
Cũng trong ngày 10/9, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un đã tham dự buổi lễ chúc mừng các nhà khoa học và chuyên gia tham gia tiến hành thành công vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hồi tuần trước.
Phát biểu tại buổi lễ, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã ca ngợi vụ thử hạt nhân là "một chiến thắng vĩ đại", đồng thời đề nghị các nhà nghiên cứu khoa học nước này tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân để phòng vệ.
KCNA không nêu rõ thời gian Triều Tiên tiến hành buổi lễ trên, song giới phân tích cho rằng nhiều khả năng buổi lễ diễn ra vào ngày 9/9, nhân kỷ niệm 69 năm ngày Quốc khánh Triều Tiên.
Trong một diễn biến khác liên quan, theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản, các chi nhánh của ít nhất 3 ngân hàng nhà nước lớn của Trung Quốc, gồm Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, tại thành phố biên giới Diên Cát đã cấm người dân Triều Tiên mở tài khoản ngân hàng.
Dẫn các nguồn tin giấu tên, Kyodo cho biết các ngân hàng Trung Quốc chưa phong tỏa tài khoản ngân hàng, nghĩa là người dân Triều Tiên vẫn có thể rút tiền, song sẽ không được gửi tiền vào các ngân hàng này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ quyết tâm thúc đẩy HĐBA bỏ phiếu về trừng phạt Triều Tiên
10:30' - 08/09/2017
Washington đã trình một dự thảo nghị quyết kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Triều Tiên, đóng băng tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong-un...
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đề nghị LHQ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ với Triều Tiên
06:47' - 07/09/2017
Ngày 6/9, Mỹ đề nghị Liên hợp quốc (LHQ) áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Triều Tiên và phong tỏa tài sản của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân thứ 6 của Bình Nhưỡng.
-
Kinh tế Thế giới
TTK LHQ cảnh báo tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tương tự như Chiến tranh thế giới thứ 1
19:57' - 06/09/2017
TTK LHQ nhấn mạnh các cuộc chiến tranh thường không bắt đầu bằng "một quyết định chóng vánh" thay vào đó Chiến tranh Thế giới thứ nhất diễn ra "từng bước" với việc căng thẳng dần leo thang.
-
Kinh tế Thế giới
Đức, Mỹ kêu gọi Liên hợp quốc sớm trừng phạt cứng rắn với Triều Tiên
07:29' - 05/09/2017
Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Mỹ Trump đã kêu gọi Liên hợp quốc nhanh chóng thống nhất các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Bình Nhưỡng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này