Loạt vụ đánh bom làm thương tổn kinh tế “xứ chùa Vàng”
Từng được đánh giá là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất về du lịch và mua sắm tại Đông Nam Á, Thái Lan đang trở thành điểm "nóng" của khu vực về bất ổn chính trị và an ninh, sau những cuộc đảo chính, khủng hoảng chính trị và rối ren bạo lực kéo dài.
Loạt vụ đánh bom liên hoàn vừa xảy ra làm rung chuyển các khu nghỉ dưỡng ở miền Nam Thái Lan một lần nữa đặt ra thách thức đối với kinh tế “xứ chùa Vàng”.
Theo các nhà phân tích, loạt vụ đánh bom tại năm tỉnh miền Nam Thái Lan trong tháng Tám là một đòn giáng mạnh vào ngành du lịch, một trong những điểm sáng hiếm hoi và là "quân bài" chủ lực của nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn của Thái Lan.
Nguồn thu từ ngành "công nghiệp không khói" đối với nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á càng trở nên quan trọng hơn khi tình hình xuất khẩu, sản xuất và chỉ số bán lẻ tại Thái Lan sa sút.
Thống kê cho thấy sau nhiều năm tăng trưởng ấn tượng, từ năm 2015, kinh tế Thái Lan đã rơi vào tình trạng suy thoái, nợ hộ gia đình tăng cao và lòng tin của người tiêu dùng suy giảm.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan năm 2016 sẽ tăng ở mức thấp nhất trong các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với mức tăng trưởng dưới 3%.
Tháng Bảy vừa qua, Ngân hàng trung ương Thái Lan chohay tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2016 sụt giảm tới 90% so với cùng kỳ năm 2015 và là mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, giới chức Thái Lan vẫn đã bày tỏ tin tưởng rằng kinh tế nước này sẽ phát triển ổn định, bất chấp những đánh giá không lạc quan của các chuyên gia về những ảnh hưởng của các diễn biến bạo lực gần đây.
Theo Tổng Thư ký của Ủy ban Phát triển Kinh tế - Xã hội quốc gia Thái Lan (NESDB), ông Paramethi Wimonsiri, loạt vụ đánh bom và đốt phá vừa qua tại bảy tỉnh phía Nam Thái Lan hầu như không ảnh hưởng nhiều tới tăng trưởng kinh tế đất nước vốn được dự báo ở mức 3,3% năm 2016.
Tỷ lệ tăng trưởng 3,5% trong quý II/2016 đã giúp tăng trưởng nửa đầu năm 2016 đạt 3,4%, chủ yếu nhờ chi tiêu của hộ gia đình và chi tiêu chính phủ gia tăng, sản xuất mở rộng và du lịch khấm khá. GDP cả năm của Thái Lan có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 3-3,5%.
Tổng Thư ký NESDB khẳng định cơ quan an ninh Thái Lan có đủ năng lực để kiểm soát tình hình nhanh chóng. Trước đó, nhiều nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Thái Lan cũng nhấn mạnh sẽ làm mọi việc để ổn định tình hình đất nước.
Các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế cảnh báo rằng Thái Lan có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế do tình hình bất ổn chính trị và bạo lực có nguy cơ leo thang.
Mặt khác, triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm liên quan tới vấn đề Brexit cũng được cho là có thể sẽ khiến xuất khẩu Thái Lan giảm 1,9% trong cả năm 2016.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
NESDB: Các vụ đánh bom sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Thái Lan
07:17' - 25/08/2016
Giới chức Thái Lan bày tỏ tin tưởng rằng kinh tế nước này sẽ phát triển ổn định bất chấp những đánh giá không lạc quan của các chuyên gia về kinh tế do ảnh hưởng của các diễn biến bạo lực gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan “ngấm đòn” do bất ổn trong nước
15:33' - 17/08/2016
Trong quý II/2016, nền kinh tế Thái Lan chỉ tăng 0,8% so với quý trước đó, thấp hơn so với con số 1% trong quý I/2016 do tác động của hàng loạt vụ đánh bom tới ngành du lịch nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan: Nổ bom ở phố đi bộ
18:49' - 11/08/2016
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ít nhất 5 người bị thương trong vụ nổ bom xảy ra ngày 11/8 trên một phố đi bộ ở thủ phủ tỉnh Trang, miền Nam Thái Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch và đầu tư hạ tầng là lực đẩy của kinh tế Thái Lan
10:01' - 09/08/2016
Nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của Thái Lan đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi triển vọng kinh tế toàn cầu “ảm đạm” và nhu cầu sa sút đối với hàng hóa xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.