Lực đẩy để xuất khẩu Việt Nam và Singapore vươn xa
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song hợp tác hai nước thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu giữa hai quốc gia.
Vì thế, chuyến thăm nước Cộng hòa Singapore của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 25 đến 27/4 được nhân dân hai nước hy vọng sẽ mở ra chương mới về hợp tác chiến lược và đưa ra những hoạch định nhằm phục vụ cho lợi ích của mỗi quốc gia.
Đối tác tin cậy Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, thời gian qua thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam-Singapore luôn đạt tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Cùng đó, Singapore còn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc… và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong số các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thống kê từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, kể từ năm1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Điều này thể hiện qua kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm. Nếu như năm 2016, kim ngạch thương mại song phương đạt 7,1 tỷ USD thì sang năm 2017 con số này đã tăng lên 8,3 tỷ USD. Các sản phẩm xuất nhập khẩu giữa hai nước chủ yếu là xăng dầu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại. Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, cà phê, hạt tiêu, rau quả… nhưng thị phần không lớn. Đáng lưu ý, đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam cũng liên tục tăng từ năm 1998. Tính đến hết năm 2017, Singapore tiếp tục là nhà đầu tư lớn của Việt Nam (đứng thứ 3/126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam) với hơn 1927 dự án, tổng vốn gần 42 tỷ USD. Singapore chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng. Các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) là một biểu tượng cho tính hiệu quả của các dự án đầu tư của Singapore, đã hoạt động được hơn 11 năm với 7 khu: VSIP 1 và VSIP 2 tại Bình Dương, VSIP 3 tại Bắc Ninh, VSIP 4 tại Hải Phòng, VSIP 5 tại Quảng Ngãi; VSIP 6 tại Hải Dương và VSIP 7 tại Nghệ An và đang xây dựng VSIP 8 tại Quảng Trị. Đặc biệt, các dự án đầu tư của Singapore được đánh giá hiệu quả, triển khai nhanh, tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu trong chuyển dịch kinh tế vùng miền của Việt Nam. Tháng 9/2016, hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập VSIP tại Bình Dương. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương nhấn mạnh, sác doanh nghiệp Việt Nam có các thế mạnh về sản xuất, với các sản phẩm về gạo, cà phê, chè, các loại rau quả và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, các sản phẩm nông sản của Việt Nam hiện có điểm yếu là khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa tốt. Mặt khác, dù số lượng xuất khẩu lớn, song giá trị thu lại còn thấp do hạn chế về chất lượng sản phẩm cũng như chưa phát triển và xác lập được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới. Ngược lại, các doanh nghiệp Singapore lại có thế mạnh về khâu chế biến, đóng gói, gia tăng giá trị… và đặc biệt là có quan hệ về thị trường khá rộng rãi bởi đây là một trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các nơi trên thế giới cùng với các thế mạnh về kinh nghiệm quản lý, chế biến và tiếp thị ra thị trường. Theo ông Trần Thanh Hải, đây là những thế mạnh mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải khai thác và học hỏi để nâng cao trình độ. Đặc biệt, sau khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN, điểm chính mà Việt Nam trông đợi đó là tiếp cận các thị trường khác thông qua Singapore. Lực đẩy cho xuất khẩu Đại diện các doanh nghiệp Singapore đều tỏ ra hài lòng khi hợp tác thương mại với Việt Nam và yên tâm khi thấy Việt Nam thường xuyên có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất trong khu vực. Cùng đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang có một loạt chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến các nhà kinh doanh yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp hy vọng sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác, bổ sung cho nhau để cùng nhau phát triển. Theo các chuyên gia thương mại, Việt Nam đang tiếp tục đổi mới và có những bước chuyển mạnh mẽ; chủ động hội nhập quốc tế với việc ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán một số Hiệp định thế hệ mới khác. Nhờ vậy, thị trường Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của mạng liên kết kinh tế với 55 quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Các định chế tài chính uy tín của thế giới cũng liên tục thăng mức xếp hạng về chỉ số môi trường kinh doanh, chỉ số tín nhiệm của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam đang thúc đẩy khởi nghiệp, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp với khu vực và toàn cầu. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Singapore, đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Cùng với việc đơn giản hóa thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; khuyến khích các doanh nghiệp Singapore tham gia đầu tư thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường toàn cầu.Việt Nam cũng kỳ vọng các quỹ đầu tư, các tập đoàn từ Singapore nghiên cứu đầu tư vào các dự án đang hoạt động hoặc đề xuất các dự án mới theo Danh mục các dự án ưu tiên như: phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics, dịch vụ hàng không, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, sinh học, môi trường, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ…
Tuy nhiên, để hướng tới sự cân bằng quan hệ thương mại song phương, Bộ Công Thương đề nghị Singapore tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, thực phẩm chế biến, da giày, đồ gỗ, vật liệu xây dựng xuất khẩu sang thị trường Singapore. Mặt khác, khuyến khích doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực thiết yếu như: cơ sở hạ tầng; xử lý rác thải, quản lý nguồn nước, môi trường, năng lượng tái tạo, khí tự nhiên hóa lỏng. Đặc biệt, mở rộng hợp tác về du lịch tàu biển, tăng cường hợp tác hàng không, mở thêm một số đường bay thẳng mới từ Singapore đến Việt Nam. Ngoài ra, nhiều ý kiến chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam và Singapore phải nâng cấp hiệu quả cơ chế hợp tác kinh tế hiện có, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước phát triển đầu tư kinh doanh vào thị trường của nhau. Hơn nữa, cả hai bên cần tạo ra một cơ chế để hướng mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước sẽ đi theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng cách xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu như kê khai nguồn gốc, xuất xứ, kiểm soát chất lượng, chứng nhận sản phẩm… Không những thế, các doanh nghiệp cần cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp… để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu song phương giữa Việt Nam và Singapore trong tương lai./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Singapore
10:27' - 24/04/2018
Đây là chuyến thăm chính thức Singapore lần đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đặc biệt trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế & Xã hội
Quỹ Đồng hành Singapore sẽ trao 45 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam hoàn cảnh khó khăn
13:54' - 22/04/2018
Sẽ có 45 suất học bổng được trao cho các bạn sinh viên nghèo học giỏi thuộc hai trường đại học Kinh tế-Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Công nghệ-Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2018
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các nhà đầu tư Singapore
20:21' - 06/04/2018
Chiều 6/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn các nhà đầu tư Singapore do ông Douglas Foo, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất Singapore (SMF) dẫn đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Tham khảo Chính trị Việt Nam – Singapore lần thứ 11
19:47' - 28/03/2018
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý và Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Chee Wee Kiong khẳng định hai nước tiếp tục duy trì quan hệ chính trị tin cậy, gắn bó...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng cao bền vững kinh tế?
21:59' - 01/04/2025
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát “đập bỏ” các điểm nghẽn thể chế đang kìm hãm năng lực phát triển của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
20:32' - 01/04/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 2547/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại
20:16' - 01/04/2025
Thông qua cơ chế Uỷ ban liên Chính phủ, Việt Nam – Belarus sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Belarus trên tất cả các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm kiếm giải pháp về kiểm soát thương mại chiến lược
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.