Lý do Ấn Độ và Trung Quốc tránh không để xảy ra chiến tranh
Theo chuyên gia nghiên cứu Rajendra Shende, hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) ở Hạ Môn, Trung Quốc vừa qua là cơ hội hợp lý cho cả Ấn Độ và Trung Quốc chấm dứt căng thẳng và nguy cơ đụng độ ở cao nguyên Doklam.
Trước đó, nhiều nhà quan sát chính trị trên thế giới đã lo sợ về một cuộc chiến tranh quân sự bùng phát giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Ngoại giao trong BRICS, bao gồm tuyên bố chung 71 điểm được soạn thảo kỹ lưỡng không chỉ cho thấy mục tiêu của năm quốc gia thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - trong thế giới hỗn độn, mà còn cho thấy sự tinh tế khéo léo của Ấn Độ và Trung Quốc để tránh một cuộc chiến chớp nhoáng trên dãy Himalaya.Nhưng ngoại giao không bao giờ là một sự đảm bảo lâu dài. Như câu nói nổi tiếng của Henry Kissinger “sẽ là sai lầm khi cho rằng ngoại giao luôn giải quyết được các tranh chấp quốc tế nếu có thiện chí và sẵn sàng đi đến thoả thuận”.May mắn thay, có một cơ hội thay đổi cuộc chơi và cùng thắng về lâu dài cho cả Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù tuyên bố của BRICS là đa phương, song Ấn Độ và Trung Quốc có thể thấy các thông điệp song phương tiềm năng mạnh mẽ về phương pháp tiếp cận hợp tác trong một số lĩnh vực để hai nước có thể dẫn dắt sự phát triển của toàn cầu.Cơ hội như vậy không nên bị lu mờ bởi các vấn đề như tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh thương mại, việc gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG), chống khủng bố hay sự thổi phồng của giới truyền thông. Đúng, bảo vệ biên giới là quan trọng, song quan trọng hơn là bảo vệ tương lai của người dân ở cả hai nước này.Có ba lý do chính để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham gia hợp tác chiến lược để mang lại lợi ích cho người dân của cả hai nước.Thứ nhất, cả hai đều đã đưa ra các cách tiếp cận tương tự để vượt qua những thách thức chung mà họ phải đối mặt trên bình diện quốc tế.Ô nhiễm không khí chưa từng thấy, thay đổi khí hậu đe doạ đến cuộc sống, sự phụ thuộc vào năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên, nạn thất nghiệp trầm trọng, đô thị hóa nhanh, nền nông nghiệp đang bị xói mòn và khủng bố….là những thách thức chung mà hai quốc gia lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới đang phải đối mặt.
Tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9/2015, ông Tập Cận Bình đã nói về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs): “Giấc mơ của người dân Trung Quốc gắn liền với ước mơ của các dân tộc khác trên thế giới. Chúng tôi không thể hiện thực hóa được giấc mơ của người Trung Quốc, nếu như không có môi trường quốc tế hòa bình, trật tự quốc tế ổn định cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các nước khác trên thế giới. Hiện thực hóa giấc mơ của người Trung Quốc sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nước và đóng góp vào sự phát triển và hòa bình toàn cầu”.
Thứ hai, quan hệ cá nhân giữa ông Modi và ông Tập Cận Bình được xem là có lợi cho sự hợp tác lâu dài. Họ xuất phát từ hoàn cảnh gia đình và nền giáo dục hoàn toàn khác nhau. Nhưng chuyến thăm quê hương nhau của hai nhà lãnh đạo này ngay từ khi Modi lên cầm quyền đã tạo ra một giai điệu hòa hợp.Hội nghị thượng đỉnh BRICS có ý nghĩa quan trọng và về mặt chính trị, đó là sự tuyệt vời. Ngay cả khi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đang đối mặt nhau trên cao nguyên Doklam, Modi và Tập Cận Bình đã gặp nhau ở Hamburg bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 để thảo luận về việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ở Hạ Môn. Cả hai đều khen ngợi những nỗ lực của nhau trong phát triển kinh tế xã hội và giải quyết vấn đề khủng bố.
Thứ ba, cả hai nước đã hợp tác một cách thông minh để thể chế hóa nỗ lực trong nhiều vấn đề quan trọng như sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững, xây dựng cơ sở hạ tầng và tài chính.Ngoài các chiến lược thông minh để thúc đẩy hợp tác trong BRICS, hai sáng kiến của Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ của Ấn Độ như một cổ đông lớn đó là sáng kiến xây dựng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), có trụ sở tại Bắc Kinh và Ngân hàng Phát triển Mới của nhóm BRICS (NDB), có trụ sở ở Thượng Hải, với số vốn 100 tỷ USD trong mỗi ngân hàng.
Với ba yếu tố này, Ấn Độ và Trung Quốc có thể chiếm giữ các vị trí trên thế giới thông qua hợp tác chiến lược. Các sáng kiến hợp tác được Tuyên bố Hạ Môn đề cập đến 12 lần gồm giảm thải khí carboníc bằng cách sử dụng năng lượng sạch, thực hiện Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững có thể là chiến lược mang lại lợi ích cho cả hai nước.Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris sẽ thúc đẩy triển vọng hợp tác Ấn –Trung để trở thành những nước đi đầu về công nghệ sản xuất và sử dụng năng lượng sạch và phát triển bền vững.
Các cấu trúc năng lượng phụ thuộc vào than đá và dầu mỏ là những yếu tố gây bất ổn an ninh năng lượng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sử dụng không hiệu quả nhiệt đốt sinh khối là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có thể khiến 5,5 triệu người ở cả hai quốc gia này thiệt mạng (Trung Quốc khoảng 4,3 triệu người). Cả hai nước đều quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất năng lượng và tăng nhanh tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào than đá. Thế mạnh của Trung Quốc trong sản xuất năng lượng tái tạo và thế mạnh của Ấn Độ trong quản lý các hệ thống năng lượng có thể bổ sung cho nhau để tạo ra một thế giới mới thoát khỏi những mối đe dọa từ sự nóng lên toàn cầu.- Từ khóa :
- ấn độ
- trung quốc
- bri
- vành đai và con đường
- vùng viễn đông
- brics
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Trung Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực
21:07' - 17/09/2017
Bộ trưởng Thương mại và Công Nghiệp Nga Denis Manturov hội kiến Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Miao Wei
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc không khiếu nại về biện pháp trả đũa kinh tế của Trung Quốc
16:33' - 14/09/2017
Phủ tổng thống Hàn Quốc ngày 14/9 bác bỏ ý tưởng khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp trả đũa kinh tế của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản với Ấn Độ trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc
06:30' - 04/08/2017
Quan hệ của Nhật Bản với Ấn Độ đang ngày càng quan trọng đối với nỗ lực kiềm chế Trung Quốc giữa lúc cả hai quốc gia đều quan ngại trước mức độ cam kết của quân đội Mỹ tại khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Thế bế tắc trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc
06:30' - 27/07/2017
Bất chấp cái bắt tay giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh G20, căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc không hề có chiều hướng giảm đi.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại giao kinh tế của Ấn Độ liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/07/2017
Việc Ấn Độ tháng 5 vừa qua công khai, thẳng thừng từ chối tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” diễn ra tại Bắc Kinh tuy không bất ngờ, nhưng gây nhiều tranh cãi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08' - 08/04/2025
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35' - 08/04/2025
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23' - 08/04/2025
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng
14:53' - 08/04/2025
Các công ty vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng khi các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đe dọa gây tổn hại nặng nề cho thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cuộc chiến thương mại toàn diện và suy thoái kinh tế
14:43' - 08/04/2025
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao hàng hóa nhập khẩu có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
13:45' - 08/04/2025
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple, nằm trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32' - 08/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23' - 08/04/2025
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.