Thế bế tắc trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Theo mạng tin Expert.ru, trong khi New Delhi và Bắc Kinh tìm kiếm giải pháp ngoại giao thì các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhau qua họng súng.
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang đối đầu ở khu vực Doklam thuộc vùng Sikkim, gần ngã ba biên giới Bhutan. Doka La là tên Ấn Độ về khu vực này trong khi Bhutan gọi là Dokalam còn Trung Quốc tuyên bố đây là một phần của khu vực Donglang.
Xung đột nổ ra vào giữa tháng 6/2017 khi Trung Quốc xây dựng con đường đến cao nguyên Doklam, con đường này sẽ xuyên qua vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan.
Chính quyền Butan khẳng định khi tiến trình phân định biên giới còn chưa hoàn tất, không một hành động nào được phép tiến hành tại khu vực này. Phía Ấn Độ bày tỏ quan ngại về việc làm đường kể trên, e ngại con đường này có thể cho phép binh sĩ Trung Quốc cắt đứt sự tiếp cận của Ấn Độ đối với các bang ở khu vực Đông Bắc.
New Delhi đã chuyển tới Bắc Kinh thông điệp rằng việc làm trên sẽ làm thay đổi đáng kể hiện trạng và có những liên quan nghiêm trọng về an ninh với Ấn Độ.
Biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ dài khoảng 900 km. Nó được thiết lập năm 1914 nhờ sự tham gia tích cực của người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Ấn Độ thời thuộc Anh Henry McMahon và vì thế được mang tên ông.
Ngay từ đầu Bắc Kinh đã nghi ngờ tính pháp lý của nó và do đó luôn lên tiếng giành chủ quyền. Điều đó có nghĩa rằng tiếp sau căng thẳng tại cao nguyên Doklam sẽ còn có thể xảy ra những cuộc xung đột khác.
Giám đốc Viện chính trị Ấn Độ Gateway House Samir Patil giải thích rằng trên thực tế Ấn Độ đang chịu trách nhiệm về an ninh của Bhutan, việc Trung Quốc xâm phạm đến lãnh thổ Bhutan đe dọa nền an ninh của Bhutan và do đó đến chính Ấn Độ.
Sau khi New Delhi điều thêm quân đến biên giới, Bắc Kinh cáo buộc Ấn Độ khiêu khích, cũng như vi phạm nhiều thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận Calcutta ký năm 1890 giữa Triều đình nhà Thanh và Hoàng gia Anh mà lúc đó Ấn Độ là thuộc địa. Bắc Kinh khẳng định các thỏa thuận cho phép Trung Quốc quyền thâm nhập vào vùng tranh chấp.
Các bên hiện nay đang chia sẻ 120 m cao nguyên Doklam đầy gió lạnh Himalaya. Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ qua lại đường ranh giới một cách phô trương và cố tình khiêu khích bên kia.
Tất nhiên, xung đột giữa hai cường quốc hạt nhân song lại có quan hệ không tốt lắm này không thể xem thường. Thêm vào đó, trong lịch sự hiện đại cuộc xung đột như thế này đã có lần leo thang thành cuộc chiến tranh toàn diện.
Năm 1962 các trận chiến đẫm máu đã diễn ra cũng tại vùng cao nguyên Doklam. Vài nghìn binh sĩ của ca hai bên đã bỏ mạng.
Bắc Kinh yêu cầu Ấn Độ trước khi bắt đầu đàm phán chính thức phải rút ngay quân đội khỏi biên giới, song New Delhi dường như không định làm việc đó, và cũng rất khó xác định được số quân được điều đến biên giới. Báo chí Ấn Độ khẳng định có khoảng vài nghìn binh sĩ từ cả hai bên.
Cuộc xung đột lần này là sự tiếp diễn logic của quan hệ xấu đi giữa Ấn Độ và Trung Quốc thời gian gần đây. Tranh chấp lãnh thổ tại biên giới vùng núi không phải là nguyên nhân duy nhất khiến quan hệ giữa hai cường quốc châu Á không được tốt đẹp.
New Delhi rất không hài lòng việc Bắc Kinh từ chối ủng hộ Ấn Độ gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG). 48 thành viên của NSG kiểm soát xuất khẩu nguồn nguyên liệu có thể dùng để chế tạo vũ khí nguyên tử.
Nhóm này được thành lập năm 1975 chính là để đáp trả lại các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ. Mặc khác, Ấn Độ từ chối tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà Bắc Kinh khởi xướng.
Trung Quốc cũng không hài lòng khi Dalai-Latma sống lưu đày 50 năm qua tại Dharamsala của Ấn Độ. Hồi tháng 4/2017, Dalai-Latma đã thăm bang Arunachal Pradesh ở Đông Bắc Ấn Độ mà Trung Quốc đang nhòm ngó. Một lần nữa Bắc Kinh gọi thủ lĩnh tinh thần của tín đồ Phật giáo là “kẻ khiêu khích” và cáo buộc New Delhi tiếp tay cho việc này.
Trong khi đó, Bắc Kinh “mời gọi” Pakistan, đối thủ cũ của Ấn Độ và vì thế là “đồng minh tốt” của Trung Quốc, bằng các dự án hợp tác cơ sở hạ tầng, còn New Delhi hoàn toàn có thể khoe sự ủng hộ của Washington - nước cũng sẽ không bỏ qua cơ hội sử dụng Ấn Độ làm đối trọng với Trung Quốc.
Trong một diễn biến mới đây, hãng thông tấn PTI đưa tin các cuộc đàm phán thương mại giữa Ấn Độ với Trung Quốc tiếp tục bế tắc khi các quy định về mở cửa thị trường giữa hai bên tiếp tục bị trì hoãn.
Nguồn tin chính thức cho biết cuộc đàm phán thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc bị đình trệ do không bên nào muốn nhượng bộ để chấm dứt bế tắc. Cuộc đàm phán mới đây về các vấn đề liên quan đến nông sản đã không đạt được kết quả.
Cụ thể, Trung Quốc đã trì hoãn quyết định cấp phép cho gạo, thịt lợn và thịt bò của Ấn Độ vào thị trường nước này, trong khi đó Ấn Độ quyết định cấm nhập khẩu táo, lê, sữa và các sản phẩm sữa từ Trung Quốc.
Cũng theo nguồn tin trên, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc là đáng lo ngại và nguyên nhân xuất phát từ những trở ngại trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng vọt từ 1,1 tỷ USD trong thời gian 2003-2004 lên 52,7 tỷ USD trong thời gian 2015-2016, và giảm nhẹ xuống còn 51,1 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2017.
- Từ khóa :
- ấn độ
- trung quốc
- quan hệ trung ấn
- doklam
- bhutan
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Ấn Độ muốn xuất khẩu thiết bị ngành dệt may sang Việt Nam
16:53' - 20/07/2017
Việt Nam là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Ấn Độ muốn tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị ngành dệt.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại giao kinh tế của Ấn Độ liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/07/2017
Việc Ấn Độ tháng 5 vừa qua công khai, thẳng thừng từ chối tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” diễn ra tại Bắc Kinh tuy không bất ngờ, nhưng gây nhiều tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ thông qua dự án đường bộ kết nối với Myanmar
07:44' - 13/07/2017
Nội các Ấn Độ đã thông qua việc nâng cấp dự án đường cao tốc dài 65 km kết nối bang Manipur tới khu vực Nam Á và Đông Nam Á thông qua Myanmar.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Ấn Độ thách thức Trung Quốc tại châu Phi
06:03' - 09/07/2017
Nhật Bản và Ấn Độ đang tích cực can dự cả về mặt kinh tế, chính trị và chiến lược ở châu Phi nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.