Một ngày chinh phục điểm cực Đông
Mũi Đôi thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên dải đất hình chữ S.
Hành trình đi tới Mũi Đôi khá gian nan, vất vả khi phải vượt qua hơn 20 km với 3 loại địa hình khác nhau như: đồi cát, đường rừng và cuối cùng là ghềnh đá sát biển.
Theo chia sẻ của các phượt thủ, thời điểm lý tưởng để chinh phục Mũi Đôi là từ tháng 1 đến tháng 5 bởi thời tiết không quá nóng, cũng không mưa, giúp người tham gia đỡ mất sức. Nếu đi vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ có thể lên tới 35 - 39 độ C khiến hành trình gian nan càng thêm phần khắc nghiệt. Còn lại từ tháng 9 đến tháng 12 lại là mùa mưa, không phải thời điểm lý tưởng.
Sau khi nghiên cứu kỹ các phương án và lên kế hoạch từ rất sớm, trước đó 2 tháng, chúng tôi quyết định hành trình chinh phục Mũi Đôi vào thời điểm cuối tháng 12. Mặc dù đã chọn thời điểm thích hợp, nhưng do ảnh hưởng của mưa bão nên trời mưa to và gió mạnh tại nhiều nơi trong tỉnh Khánh Hoà, không thuận lợi cho hành trình chinh phục Mũi Đôi.
Trưa 20/12, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội với cái rét đầu Đông, nhiệt độ khoảng 15 độ C. Ngay khi đặt chân đến Nha Trang vào buổi chiều, thời tiết khá mát mẻ khoảng 20 độ C, nhưng trời có mưa nhỏ và gió to.
Bất ngờ, chúng tôi nhận được cuộc điện thoại của người dẫn đường: “Tại khu vực Đầm Môn, trời mưa và có gió rất to nên không thể đi Mũi Đôi được vào sáng hôm sau như đã hẹn”.
Trên đường từ sân bay Cam Ranh về khách sạn tại Nha Trang, cả nhóm bàn bạc và quyết định sẽ đi đảo Điệp Sơn trước - một hòn đảo hoang sơ và rất đẹp, đồng thời, thường xuyên liên lạc với người dẫn đường để cập nhật thời tiết tại Đầm Môn. Tối hôm đó, cả nhóm quyết định đi ngủ sớm để giữ sức sáng hôm sau lên đường.
8h sáng 21/12, chúng tôi di chuyển bằng ô tô từ Nha Trang đến cảng Vạn Giã để đi tàu sang đảo Điệp Sơn, ai cũng háo hức xem con đường cát nổi nối liền 2 hòn đảo nơi đây. Sau 15 phút đi tàu cao tốc, chúng tôi đã có mặt ở đảo Điệp Sơn. Tàu vừa cập cảng, mọi người tranh thủ chụp ảnh, check in Facebook.
Tôi hỏi cậu lái tàu: “Con đường cát nổi chỗ nào em?”. Chỉ tay về phía có người đang lội bì bõm dưới trời mưa bay và gió mạnh, cậu lái tàu nói: “Đó, con đường nằm ở chỗ có người đang đi kìa anh”.
Do nước lên cao nên con đường nổi giữa biển nối liền 2 hòn đảo không hiện ra như chúng tôi nghĩ. Sau 2 tiếng lang thang trên đảo, chúng tôi lên tàu quay lại cảng Vạn Giã để di chuyển đến bãi biển Đại Lãnh - một điểm du lịch khá đẹp.
Từ lúc đặt chân đến Đại Lãnh, trời mưa không ngớt. Khách sạn chúng tôi ở cách bờ biển chỉ khoảng 10m. Nhìn ra biển chỉ thấy một màu trắng mờ, sóng biển trắng xoá đánh vào từng cơn ầm ầm. Sau cơn bão 12 đổ bộ vào đây, khu du lịch Đại Lãnh vẫn ngổn ngang với nhiều cây đổ, công nhân thì đang khắc phục bất chấp trời mưa.
Tối hôm đó, liên lạc với người dẫn đường đi Mũi Đôi và nhận được thông tin: “Trời đã bớt gió và ngớt mưa rồi, hy vọng ngày mai sẽ khởi hành được”. Cả nhóm rất vui. Đêm đó, ngoài trời vẫn mưa, gió rít từng cơn, sóng biển vỗ bờ liên hồi.
6h00 sáng 22/12, trời vẫn mưa như kiểu thời tiết “mưa phùn gió bấc” ngoài miền Bắc. Nhiều người trong đoàn than thở “mưa gió như này đi gì nữa”. Long, một thành viên nói: “Cả đoàn quyết tâm đi nhé, biết đâu khu vực Đầm Môn không mưa thì sao?” Câu nói đó làm cả đoàn chúng tôi quyết tâm hơn và quyết định đi, dù trời vẫn mưa.
Sau khi ăn sáng, cả nhóm lên xe ô tô di chuyển vào Đầm Môn, đi qua khỏi Đại Lãnh thì trời quang đãng, lại không mưa. Cả nhóm rất mừng vì thời tiết khá thuận lợi. Con đường mới làm uốn lượn qua eo biển rất đẹp, và ai cũng ngỡ mình đang đi trên con đường nào đó ở nước ngoài hay trên phim ảnh.
8h30, chúng tôi có mặt tại chợ Đầm Môn, đây là điểm bắt đầu đi bộ. Như đã hẹn, người dẫn đường ra đón đoàn chúng tôi. Hùng - một thanh niên với dáng người nhỏ thó, da đen sạm bởi cái nắng, cái gió quanh năm nơi vùng biển là người dẫn đường cho đoàn. Mới 24 tuổi và chưa có gia đình, nhưng nhìn bề ngoài không ai nghĩ cậu ta ở tuổi đó.
Sau khi chuẩn bị đồ dùng cá nhân và thức ăn cho cả đoàn, chúng tôi bắt đầu đi bộ. Theo như lời của Hùng thì đầu tiên phải vượt qua các đồi cát dài khoảng 3 km khá khắc nghiệt. Nhưng do đêm hôm trước trời mưa, nên mặt cát khá chắc và không bị lún cũng như bụi.
Thời tiết khá mát mẻ nên không bị mất sức nhiều. Chỉ khoảng 1 tiếng, chúng tôi vượt qua 3km đường đồi cát và đến địa điểm nhà chú Hai (một người dẫn đường khá nổi tiếng trên các diễn đàn phượt).
Chặng tiếp theo chúng tôi phải vượt qua là khoảng 7 - 8km đường đồi rừng. Do các thành viên trong nhóm đều đã từng chinh phục nóc nhà Đông Dương (Fansipan), hay đỉnh Bạch Mộc Lương Tử nên mọi người cũng không e ngại địa hình này.
Thử thách đầu tiên là những con đường nứt toác do nước xói mòn, lộ ra những rãnh sâu rộng cả mét. Vượt qua con dốc đầu tiên khá dễ dàng, chúng tôi tiếp tục băng rừng, chui qua những rặng cây chằng chịt..., con đường mòn khá trơn do đêm hôm trước trời mưa và một số người đã trượt chân ngã.
Sau khoảng 2 tiếng băng rừng, chúng tôi đã đến được bãi Rạng, nơi nghỉ chân ăn trưa theo kế hoạch. Tại đây có lán ngồi nghỉ và nhà bếp do những người dẫn đường xây dựng để phục vụ khách du lịch. Do đoàn đi trong ngày nên chỉ tranh thủ nghỉ ăn trưa tại đây rồi đi tiếp.
Từ bãi Rạng đến Mũi Đôi chỉ mất khoảng 30 phút, nhưng phải vượt qua những tảng đá khổng lồ xếp chồng lên nhau sát bờ biển. Thông thường, các nhóm phượt sẽ ngủ đêm cắm trại ở đây để sáng sớm hôm sau ra Mũi Đôi đón bình minh.
Lúc này Hùng vào kho lấy một chiếc thang dây tự chế bằng dây thừng và ống nước. Hùng nói: “Ra đến nơi phải có thang dây này mới leo lên được cái chóp”.
13h00, cả đoàn tiếp tục hành trình ra Mũi Đôi. Chặng này di chuyển chỉ mất khoảng 30 phút, nhưng lại rất khó đi. Để vượt qua các tảng đá khổng lồ nằm san sát và chồng lên nhau, chúng tôi phải leo, trèo, đu người, thậm chí là chui qua khe hẹp giữa hai tảng đá.
Thỉnh thoảng lại có đợt sóng to vỗ mạnh vào các tảng đá, nước bắn tung toé. Càng đi gần tới chóp đá (nơi đánh dấu điểm cực Đông có ghi tọa độ), sóng biển càng to.
Khi chúng tôi đến nơi cũng là lúc Hùng bảo: “Sóng to quá không trèo lên được chóp đâu. Hiếm khi mà có sóng to như vậy.” Hùng vừa nói dứt lời thì một con sóng to đánh vào tảng đá khổng lồ - nơi đặt chóp, nước bắn lên gần chục mét, trùm lên cả chóp Mũi Đôi.
Cả đoàn đành trèo trên một tảng đá gần đó chụp ảnh. Mặc dù không lên được chóp đá, nhưng cả đoàn vẫn phấn khởi vì cuối cùng cũng chinh phục được Mũi Đôi, điểm cực Đông của Tổ quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên dải đất hình chữ S.
Với tôi, mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khó quên. Và rồi sẽ tiếp tục khám phá, chinh phục nhiều hơn nữa./
>>> Trang trọng Lễ Chào cờ đầu năm mới tại điểm cực Đông trên đất liền của Tổ quốc
Tin liên quan
-
Đời sống
Những điểm đi chơi gần Hà Nội trong dịp Tết Nguyên Đán 2018
06:16' - 30/01/2018
Tết Nguyên đán 2018 đang đến gần. Nếu như bạn chưa kịp đặt vé máy bay hay tour du lịch đi các miền xa, bạn có thể tới những điểm du lịch sau gần Hà Nội.
-
Tin ảnh
Ngắm cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ ở Hà Giang
10:42' - 31/10/2017
Hà Giang có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, với Cao nguyên đá Đồng Văn cùng các địa danh nổi tiếng rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch.
-
Xe & Công nghệ
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long dịp Hè này
10:52' - 16/06/2017
Nếu đã có kế hoạch nghỉ dưỡng tại Hạ Long mùa hè này, bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây nhé!
-
Kinh tế & Xã hội
Check-in đảo ngọc Cô Tô chỉ với 1.300.000 đồng, tại sao không?
07:03' - 27/05/2017
Thức giấc trên bãi biển trong veo với cát trắng mịn màng của Cô Tô và "thu hoạch" được vô vàn tấm ảnh tuyệt đẹp chỉ với 1.300.000 đồng, tại sao không?
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
07:48'
Một thiếu niên hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 23/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 23/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hà Nội: Gần 150 bộ hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn sẽ được an táng tại Nghĩa trang Yên Kỳ
15:00' - 22/11/2024
Theo những người cao tuổi sống lâu năm ở ngõ 167 Tây Sơn, những bộ hài cốt vừa mới phát hiện cũng như những bộ hài cốt phát hiện trước đây đều có niên đại khá lâu, khoảng 50-70 năm về trước.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 22/11
05:00' - 22/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 22/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 22/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hội Cựu chiến binh TTXVN bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội”
18:08' - 21/11/2024
Hội Cựu chiến binh TTXVN phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội” tại xã Quảng Hưng, Quảng Trạch (Quảng Bình).
-
Đời sống
Ba câu hỏi giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer
15:20' - 21/11/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển một phương pháp đơn giản sử dụng 3 câu hỏi để giúp nhanh chóng phát hiện bệnh Alzheimer và chứng suy giảm nhận thức nhẹ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 21/11
05:00' - 21/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 21/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 21/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 20/11
05:00' - 20/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 20/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 20/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Thêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức ÖSD
16:34' - 19/11/2024
Sau Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã có thêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi ÖSD tại Việt Nam.