Mỹ đưa thêm một doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách cấm xuất khẩu
Quyết định này được đưa ra sau khi phát hiện công ty này vi phạm các điều khoản thi hành án phạt từ một tòa án Mỹ đối với hành vi bán hàng cho Iran và Triều Tiên bất chấp các lệnh trừng phạt.
Hãng tin AFP (Pháp) dẫn nguồn một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết lệnh cấm mới đồng nghĩa với việc ZTE sẽ không thể tiếp tục nhập các linh kiện từ Mỹ để lắp đặt trong các sản phẩm của mình. ZTE cũng chắc chắn sẽ không có cơ hội để thay đổi lệnh cấm này.
Lệnh cấm được đưa ra sau khi giới chức Mỹ phát hiện ZTE đã gian dối trong việc thi hành án phạt mà Tòa án liên bang tại Texas (Tếch-dớt) đưa ra hồi tháng 3/2017 sau khi kết luận công ty này xuất khẩu bất hợp pháp các hàng hóa của Mỹ cho Iran, vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Theo đó, ZTE phải chịu mức phạt lên tới 1,2 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử các vụ xét xử vi phạm xuất khẩu tại Mỹ. Cùng với việc nộp phạt, ZTE cũng bị yêu cầu sa thải 4 nhân viên cấp cao có liên quan và phạt 35 nhân viên khác thông qua các hình thức như cắt giảm thưởng hoặc khiển trách.
Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, ZTE đã thừa nhận mới chỉ sa thải 4 nhân viên cấp cao và chưa có biện pháp gì với 35 nhân viên còn lại. Điều đáng chú ý là công ty vẫn gửi các thông báo đã thực hiện đầy đủ các biện pháp theo yêu cầu tới giới chức Mỹ.
Giới chức Mỹ lần đầu tiên công khai cuộc điều tra nhắm vào ZTE vào tháng 3/2016. Theo kết quả điều tra, từ năm 2010 tới tháng 3/2016, ZTE đã thực hiện hàng trăm chuyến vận chuyển hàng hóa của Mỹ tới Iran và Triều Tiên và dùng các biện pháp gian lận để che đậy hành vi của mình.
Thời gian qua, Washington cũng liên tục chú ý và can thiệp các hoạt động xuất khẩu công nghệ "nhạy cảm" cho các đối tác Trung Quốc do lo ngại những hoạt động này có thể tiếp tay cho Bắc Kinh vươn lên nắm vị trí tiên phong trong lĩnh vực công nghệ.
Lo ngại này càng có cơ sở khi cùng ngày, Hiệp hội Các nhà cung cấp dịch vụ internet không dây Mỹ (CTIA) công bố một báo cáo cho thấy hiện nay Trung Quốc đang dẫn trước Hàn Quốc và Mỹ trong cuộc đua phát triển mạng không dây thế hệ 5G.
Báo cáo do Analysys Mason thực hiện với 10 quốc gia tiên phong trong lĩnh vực công nghệ chỉ ra Mỹ dù cùng nằm trong nhóm dẫn đầu cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng vẫn bị Trung Quốc dẫn trước trong cuộc đua phát triển các hệ thống mạng kết nối không dây tốc độ cực nhanh vốn được coi là thiết yếu trong công nghệ chế tạo xe tự lái, dược tự động và các công nghệ quan trọng khác.
Mạng không dây 5G cũng được các nhà phân tích đánh giá là sẽ tạo ra những lợi nhuận kinh tế quan trọng khi là tiền đề thúc đẩy hoạt động bán thiết bị và các dịch vụ di động./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu “dịu bớt”
12:22' - 11/04/2018
Trong tuyên bố ngày 10/4, bà Sanders nhấn mạnh chính sách thuế của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Bắc Kinh có hành động cụ thể.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động tới nhiều nước châu Á
18:16' - 01/04/2018
Theo tờ Wall Street Journal, Nhật Bản, Australia và nhiều nền kinh tế khác ở châu Á lo ngại tác động từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà một cuộc chiến tranh thương mại nếu diễn ra có thể gây ra.
-
Chuyển động DN
Mỹ rút Tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE khỏi danh sách đen
11:00' - 29/03/2017
Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ đưa Tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc ra khỏi danh sách đen, sau khi tập đoàn này thừa nhận vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn viễn thông ZTE (Trung Quốc) chịu án phạt kỷ lục tại Mỹ
09:40' - 08/03/2017
Chính phủ Mỹ đã ấn định mức tiền phạt hơn 1 tỉ USD đối với Tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc, do vi phạm các điều khoản của Mỹ về hạn chế buôn bán hàng hóa với Iran và Triều Tiên.
-
Xe & Công nghệ
Chuyên gia: Điện thoại Gigabit của ZTE khó thành "bom tấn"
18:07' - 02/03/2017
Theo một chuyên gia của công ty Forrester (Mỹ), với Gigabit, ZTE đang cho thấy sự cách tân, song smartphone đầu tiên trên thế giới tương thích với mạng 5G này khó có thể trở thành “bom tấn”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58'
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52'
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.