NAFTA liệu có phải là “thoả thuận tồi tệ” trong quá khứ?
Trang mạng của Hội đồng Đối ngoại Nga có bài viết cho biết trên trang mạng của Nhà Trắng mới đây xuất hiện thông tin về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), nhưng sẽ sớm hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết để có thể bắt đầu tiến hành đàm phán về việc thay đổi điều kiện tham gia vào thoả thuận này của Mỹ.
Theo nội dung thông báo trên, quyết định này được ông Trump đưa ra sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Mexico Enrique Pena Nieto và Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Tại Nhà Trắng, ấn phẩm Politico cũng đã thông báo rằng việc Mỹ định rút ra khỏi NAFTA đang được Chính quyền Donald Trump xem xét lại. Đối với nhiều quốc gia, thông tin này là khá bất ngờ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ đã gửi quyết định về việc bắt đầu đàm phán lại điều kiện tham gia của Mỹ trong Hiệp định NAFTA lên Quốc hội kể từ ngày 29/3. Một trong những mục tiêu của quá trình xem xét lại này là tiến hành đàm phán với Mexico và Canada.
Giới truyền thông cho rằng điều này cho thấy lực lượng ủng hộ thương mại tự do trong Nhà Trắng lớn hơn số ủng hộ bảo hộ mậu dịch. Và điều này cũng mang tới hy vọng rằng những hệ quả tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại và khủng hoảng hệ thống thương mại quốc tế sẽ không xảy ra.
Cho tới ngày 26/4, vấn đề bàn luận xoay quanh NAFTA là nội dung liệu nó có được thương lượng lại hay không và nếu có thì trong điều kiện như thế nào; những đe dọa việc Mỹ rời khỏi thoả thuận này sẽ không được bàn tới nữa.
Thông tin về việc Mỹ có thể rút khỏi NAFTA đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ đặc biệt từ ngành nông nghiệp nước này. Chủ tịch Liên hiệp ngũ cốc Mỹ cảm thấy “bị sốc và đau buồn” khi biết về khả năng Mỹ có thể rời khỏi NAFTA.
Theo ông này, điều đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu ngũ cốc sang Mexico, từ đó ảnh hưởng tới giá thành và lợi nhuận của các nhà sản xuất ngũ cốc ở Mỹ.
Cùng quan điểm như vậy là đại diện của ngành sản xuất thịt lợn và đậu tương. Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất thịt lợn nhà nước tuyên bố việc Mỹ rời khỏi NAFTA sẽ dẫn đến thiệt hại về tài chính rất lớn đối với các nhà sản xuất, làm mất đi hàng chục nghìn việc làm đang phụ thuộc vào việc xuất khẩu các loại hàng hoá này.
Rõ ràng lời đe dọa của Mỹ về việc có thể rút khỏi NAFTA được đưa ra với mục đích gây sức ép đối với các đối tác tham gia và để nhận lấy những lợi thế trong quá trình đàm phán.
Các cuộc điện đàm sau đó từ phía E. Pena Nieto và John Trudeau và chuyến đi đến Mỹ không có kế hoạch từ trước của đại diện Canada cho thấy rằng 2 quốc gia này đã nhận được tín hiệu từ phía Mỹ.
Trên thực tế, ông Trump cho tới nay vẫn chưa từ bỏ ý định rút Mỹ khỏi NAFTA trong trường hợp nếu thoả thuận của việc thương lượng lại không mang lại lợi ích cho Mỹ. Ông Trump đã không chỉ một lần thay đổi quan điểm của mình, trong số đó gồm các vấn đề được xem là then chốt trong chiến dịch tranh cử của ông này.
Giống như hôm 12/4, ông Trump đã chính thức tuyên bố huỷ bỏ việc gọi Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ, vốn đã được ông tuyên bố vào ngày đầu tiên làm Tổng thống Mỹ.
Các đối tác của Mỹ trong NAFTA nhận thức được các rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ nếu Washington rút khỏi Hiệp định này. Thoả thuận về khu vực thương mại tự do đảm bảo cho hàng hoá Mỹ được xuất khẩu miễn thuế vào các thị trường Mexico và Canada.
Nhưng nếu như không có NAFTA, hàng hoá Mỹ vào thị trường Canada sẽ bị áp mức thuế trung bình khoảng hơn 4%, và Mexico sẽ áp mức thuế khoảng 7,1%. Như vậy về mặt lý thuyết, theo cam kết của Mexico trong WTO thì mức thuế trung bình có thể tăng lên đến 36,2%. Mexico đã nhiều lần tăng biểu thuế của mình và khó có khả năng Mexico không tận dụng vấn đề này để gây áp lực với Mỹ trong đàm phán NAFTA.
Theo một cựu Trưởng đoàn đàm phán Mỹ về vấn đề nông nghiệp D.Vetter, Canada và Mexico có khá nhiều yếu tố có thể gây áp lực đối với phía Mỹ để sử dụng trong đàm phán về NAFTA, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nông nghiệp./.
- Từ khóa :
- Donald Trump
- NAFTA
- thoả thuận thương mại
- bắc mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ không rút khỏi NAFTA
12:01' - 27/04/2017
Tổng thống Donald Trump sẽ đẩy nhanh tiến trình đàm phán lại NAFTA.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Mexico và Canada sẽ đàm phán lại các điều khoản NAFTA
11:18' - 27/04/2017
Chính phủ Mỹ cho biết nước này và 2 thành viên khác trong Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là Mexico và Canada có kế hoạch đàm phán lại các điều khoản trong hiệp định này.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Mỹ: Tổng thống Trump cân nhắc rút khỏi Hiệp định NAFTA
09:46' - 27/04/2017
Báo giới Mỹ nhận định việc Tổng thống Donald Trump để ngỏ khả năng rút Mỹ khỏi NAFTA như một phần trong chiến lược nhằm tái đàm phán các điều khoản được quy định tại Hiệp định này
-
Ý kiến và Bình luận
Hội đồng Kinh doanh Mỹ -Canada lên tiếng về NAFTA
20:22' - 26/04/2017
Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Canada cho rằng Chính phủ Mỹ không hiểu rõ những lĩnh vực được đề cập tới trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Canada lo ngại về NAFTA và thuế biên giới
10:10' - 19/04/2017
Ba bộ trưởng của Chính phủ Justin Trudeau sẽ đến Mỹ trong tuần này để vận động giới lãnh đạo và các nhà lập pháp Mỹ về tầm quan trọng của duy trì thương mại tự do giữa hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.