Nâng cao chất lượng sản phẩm để tận dụng lợi thế so sánh với EAEU
Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) có nhiều tiềm năng và cơ hội để thúc đẩy trao đổi thương mại trong những năm tới.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo giới thiệu về thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (Việt Nam - EAEU FTA)” do Bộ Công Thương tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25/8.
Tín hiệu khả quan Liên minh kinh tế Á - Âu có năm nước thành viên là Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgystan và Armenia, với tổng GDP cả khối chiếm 3,2% GDP toàn cầu. Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam – EAEU FTA chính thức có hiệu lực từ tháng 10 năm 2016 đã mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp cả hai bên trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu; trong đó, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường 183 triệu dân, tổng GDP đạt gần 2,2 nghìn tỷ USD. Ngược lại doanh nghiệp các nước thành viên EAEU sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam và tiềm năng mở rộng hợp tác với ASEAN. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, sau gần một năm thực thi Việt Nam – EAEU FTA, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EAEU đã có sự tăng trưởng tích cực. Cụ thể, năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh EAEU đạt 3,04 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2015. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,77 tỷ USD, tăng 10%, xuất khẩu của Liên minh sang Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, tăng 45%. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, thương mại giữa Việt Nam và khối Liên minh EAEU tiếp tục đà tăng trưởng, đạt 1,7 tỷ USD và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay có khoảng 900 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu sang EAEU; trong đó khoảng 200 doanh nghiệp là có kim ngạch lớn, chiếm 90% tổng xuất khẩu, chủ yếu tập trung vào các ngành hàng thủy sản, cà phê, cao su, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, dệt may, giày dép, gỗ, bánh kẹo các loại… Ông Kharinov V.N, Trưởng đại diện Cơ quan thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á – Âu. Nhờ đó, hai bên có nhiều động lực để thúc đẩy trao đổi thương mại song phương. Trong đó, trao đổi thương mại Việt Nam – Nga đã có bước tăng trưởng rõ nét nhất. Cụ thể, từ đầu năm 2017 đến nay, xuất khẩu ngũ cốc, thực phẩm, than, thép, các sản phẩm ngành công nghiệp giấy, công nghiệp hóa chất của Nga vào Việt Nam tăng nhanh. Ngược lại, nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như linh kiện điện thoại di động, các sản phẩm điện tử , quần áo, giày dép, nông sản…cũng đạt mức tăng trưởng tốt. Chủ động tìm hiểu thị trường Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc Việt Nam và Liên minh EAEU bắt tay nhau thông qua Việt Nam – EAEU FTA đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai bên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho việc tối ưu hóa hiệu quả các cam kết đã đạt được. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, mặc dù kim ngạch song phương của Việt Nam với toàn khối EAEU đã tăng trưởng lạc quan nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Việt Nam và EAEU có nhiều lợi thế mang tính bổ sung cho nhau nhưng kim ngạch thương mại song phương chỉ mới đạt hơn 3 tỷ USD/năm. Thêm vào đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên EAEU chưa có sự tăng trưởng đồng đều. Điển hình như các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh thời gian qua chủ yếu đẩy mạnh trao đổi thương mại với Nga, còn các thành viên khác trong khối EAEU như Belarus, Armenia…chưa được khai thác. Trên thực tế, tăng trưởng thương mại Việt Nam – EAEU chủ yếu tạo nên bởi sự gia tăng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga. Kim ngạch song phương Việt Nam - Nga tăng trưởng nhanh và chiếm hơn 90% trong tổng giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Trong khi đó, trao đổi thương mại song phương năm 2016 của Việt Nam với Kyrgyzstan chỉ cầm chừng, trao đổi song phương với Belarus, Armenia thậm chí còn giảm so với năm 2015. Lý giải tình trạng trên, bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu – Châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, trong liên minh EAEU thì Nga là thành viên có quan hệ thương mại truyền thống với Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường có quy mô lớn nhất. Vì vậy, khi Việt Nam – EAEU FTA có hiệu lực, doanh nghiệp hai nước nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác, theo điều khoản của VN – EAEU FTA, Việt Nam phải xuất thẳng các lô hàng vào khối EAEU mà không được chia nhỏ tại nước thứ 3. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được nhu cầu cụ thể của các quốc gia như Kyrgyzstan, Belarus và Armenia nên lựa chọn xuất khẩu vào thị trường Nga. Để tối ưu hóa những lợi thế mà Việt Nam – EAEU FTA mang lại cho Việt Nam, bà Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, nắm bắt nhu cầu của các quốc gia thành viên trong liên minh. Đồng thời, nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của đối tác nhằm tận dụng lợi thế so sánh trước khi EAEU ký kết hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác. Cùng quan điểm, ông Hoàng Quốc Vượng cho rằng, để đẩy mạnh trao đổi thương mại, đặc biệt là nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp không có cách nào khác là sớm điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm hàng hóa. Có như vậy, hàng Việt mới đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại ngay chính trên sân nhà và mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo liên minh Kinh tế Á-Âu nhất trí thành lập bầu trời chung
15:26' - 15/08/2017
Lãnh đạo Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) đã nhất trí thành lập bầu trời chung để dỡ bỏ các hạn chế bay và cùng áp dụng một mức phí vận chuyển chung từ nay đến năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu
07:09' - 05/08/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút doanh nghiệp về Hà Nội
16:35' - 04/08/2017
Theo Cục Hải quan Hà Nội, trong 7 tháng qua đã làm thủ tục hải quan cho 537.289 tờ khai, tăng 14,1% so cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 15,54 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Nga trong quá trình hội nhập Liên minh Kinh tế Á Âu
05:30' - 25/07/2017
Nga đóng vai trò quan trọng trong khả năng hợp tác của Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) với các đối tác tiềm năng khác và liên minh sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ quá trình hội nhập đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.