Nga chỉ trích việc EU gia hạn lệnh trừng phạt
Ngày 21/12, Bộ Ngoại giao Nga đã có phản ứng trước quyết định gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), cho rằng việc EU gắn các biện pháp trừng phạt Moskva với việc giải quyết cuộc xung đột ở Đông nam Ukraine là gượng ép, không có cơ sở và thiếu logic.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Moskva lưu ý tới quyết định ngày 21/12 của EU về gia hạn các biện pháp hạn chế chống Nga. Chúng tôi phải nói rằng thay vì hợp tác xây dựng trong việc chống lại những thách thức nghiêm trọng của thời đại chúng ta, chẳng hạn như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Brussels lại muốn tiếp tục chơi trò trừng phạt thiển cận.
Việc EU gắn các biện pháp trừng phạt với giải quyết xung đột ở Đông nam Ukraine là gượng ép và không hợp lý. Cuộc xung đột này không liên quan tới Nga, mà là chính quyền Ukraine hiện nay. Cần lưu ý xuất phát điểm khủng hoảng ở Ukraine trong 2 năm qua liên quan tới việc nước này hội nhập với chính EU".
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng hành động của EU "rõ ràng không logic khi Brussels đang cố trừng phạt Nga vì những gì không phụ thuộc vào nước này, mà do chính sự dính líu của họ".
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng tình hình sẽ thay đổi nếu EU buộc Kiev phải thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk, được phê chuẩn theo Nghị quyết 2202 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trước đó cùng ngày, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine, sau khi các lệnh trừng phạt hiện hành hết hiệu lực vào cuối tháng 1/2016.
Thông báo của EU cho biết 28 quốc gia thành viên của khối này đưa ra quyết định trên sau khi nhận thấy Thỏa thuận hòa bình Minsk nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine chưa được thực thi một cách toàn diện trước cuối năm 2015 như yêu cầu.
Thông báo nêu rõ lệnh trừng phạt Nga sẽ kéo dài thêm 6 tháng (đến ngày 31/7/2016) và chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực như tài chính, dầu mỏ và các lĩnh vực quân sự cũng như các cá nhân cụ thể. Trong thời gian áp dụng lệnh trừng phạt này, EU sẽ tiếp tục đánh giá sát sao tình hình thực hiện thỏa thuận Minsk.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của EU đối với Nga bắt đầu được áp dụng ngày 31/7/2014 với thời hạn hiệu lực một năm.
Mùa Hè vừa qua, EU đã quyết định gia hạn trừng phạt đến ngày 31/1/2016, đồng thời quyết định có thể xem xét dỡ bỏ những chế tài về thương mại và đầu tư nếu Thỏa thuận Minsk nhằm tháo gỡ khủng hoảng Ukraine được thực thi một cách toàn diện.
Các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên rất căng thẳng. Theo ước tính sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, các lệnh trừng phạt đã khiến Nga thiệt hại nhiều tỷ USD./.
- Từ khóa :
- nga
- eu
- lệnh trừng phạt
- trừng phạt kinh tế
- bộ ngoại giao nga
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng ứng phó với bất kỳ kịch bản kinh tế nào
20:44' - 17/12/2015
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/12 cho biết "xứ sở Bạch dương" chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ kịch bản kinh tế nào.
-
Kinh tế Thế giới
Đức giúp Nga và Ukraine giải quyết tranh chấp nợ
16:13' - 16/12/2015
Bộ trưởng Tài chính Ukraine, Natalia Yaresko, cho biết Đức đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về khoản nợ 3 tỷ USD của Kiev.
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng
16:11' - 15/12/2015
Theo Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách An ninh và Đối ngoại, các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine dự kiến sẽ kéo dài thêm 6 tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.