Nhu cầu nhập khẩu than của Trung Quốc và Ấn Độ giảm sút
Điều này làm cho viễn cảnh dài hạn đối với thị trường than không mấy sáng sủa và các doanh nghiệp của các nước xuất khẩu than hàng đầu thế giới như Australia, Indonesia và Nam Phi khó có thể đưa ra kế hoạch dài hạn để nâng cao sản lượng.
Xung quanh vấn đề này, báo “Bưu điện Jakarta” có đăng bài phân tích của tác giả Russell, theo đó các nhà xuất khẩu than trên thế giới có chút hy vọng về tương lai phát triển khi nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia châu Á vẫn được duy trì và giá cả dường như đang ở mức độ tương đối ổn định.
Tại Diễn đàn ngành than châu Á diễn ra trong tuần vừa qua tại đảo Bali, Indonesia, đại diện các doanh nghiệp đã thảo luận về biện pháp duy trì sản lượng, áp dụng công nghệ hiện đại vào khai thác than.
Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy ngành khai thác than đang phải đối mặt với một thực tế phũ phàng là hai nhà nhập khẩu than lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đang giảm nhập khẩu mặt hàng này.
Các công ty khai thác mỏ có thể dựa vào những đánh giá, dự báo về nhu cầu năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ dựa trên các xu hướng hiện tại và trong tương lai để định hướng sản xuất.
Song những nhận định này cũng không thể cập nhật được sự thay đổi nhanh chóng và khó lường về chính sách năng lượng của Bắc Kinh và
Sự gia tăng nhập khẩu than của Trung Quốc vào năm ngoái là một ví dụ, mặc dù đây là một thay đổi chính sách có lợi cho các nhà xuất khẩu than trên thế giới.
Việc Bắc Kinh giảm ngày làm việc của công nhân khai thác than, từ 330 ngày/năm xuống chỉ còn 270 ngày/năm, đã làm giảm nguồn cung cấp than nội địa, nâng cao giá than trong nước và dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về nhập khẩu.
Lượng than nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng 25,2% lên mức 255,5 triệu tấn trong năm 2016. Điều này đã kéo theo giá than Newcastle (Australia) tăng 132% từ tháng 1/2016 lên mức cao kỷ lục 109,69 USD/tấn trong tuần kết thúc ngày 11/11, mặc dù sau đó giảm xuống còn 72,42 USD/tấn.
Nhu cầu nhập khẩu than của Trung Quốc tiếp tục được duy trì trong bốn tháng đầu năm 2017, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Điều này tạo ra bức tranh tích cực cho các quốc gia xuất khẩu than lớn như
Tuy nhiên, rủi ro về chính sách lại một lần nữa xuất hiện. Truyền thông Trung Quốc loan tin Bắc Kinh sẽ hạn chế nhập khẩu than phẩm cấp thấp như một phần trong nỗ lực cân bằng cung cầu.
Mặc dù các quy định mới vẫn chưa được công bố, nhưng bất kỳ hành động nào hạn chế nhập khẩu than trên cơ sở giá trị năng lượng hoặc hàm lượng tạp chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà xuất khẩu than thế giới.
Còn than của
Trung Quốc đã nới lỏng hạn chế đối với doanh nghiệp khai thác trong nước với sản lượng than tăng 9,9% trong tháng 4/2017 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu thống kê chính thức, sản lượng than nội địa của nước này đã tăng 2,5% trong bốn tháng đầu năm nay, ở mức 1,1 tỷ tấn.
Chính điều này đã tạo ra tâm lý lo ngại đối với các nhà xuất khẩu bởi Trung Quốc muốn vực dậy lĩnh vực khai thác nội địa để phục vụ nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ - quốc gia tiêu thụ than lớn thứ hai sau Trung Quốc - cũng đang trở nên khó khăn hơn đối với các nhà xuất khẩu than thế giới.
Ấn Độ đã nhanh chóng trở thành nhà nhập khẩu than đứng đầu thế giới vào năm 2015, tuy nhiên Trung Quốc đã giành lại vị trí này vào năm ngoái.
Chính phủ Ấn Độ gần đây cũng áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu than để sử dụng nguồn cung từ trong nước. Giống như nhiều mục tiêu về chính sách ở Ấn Độ, đây là một mục tiêu rất khó để thực hiện, đặc biệt là ở Nam Á không có nguồn than cốc được sử dụng trong sản xuất thép - một ngành công nghiệp then chốt mà New Delhi muốn mở rộng.
Theo số liệu của công ty chuyên theo dõi về dữ liệu hàng hóa nhập khẩu qua cảng biển Thomson Reuters, lượng than nhập khẩu của Ấn Độ đã giảm 6,1% xuống 194 triệu tấn trong năm 2016. Trong bốn tháng đầu năm 2017, lượng than nhập khẩu của Ấn Độ cũng giảm 59,4 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2016.
Nếu giá than ở châu Á tiếp tục giảm, nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ có thể được phục hồi, tuy nhiên kịch bản này chỉ có thể xảy ra trong ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn của Ấn Độ là phục hồi ngành khai thác ở trong nước.
Điểm mấu chốt của các nhà xuất khẩu than hàng đầu thế giới là hai thị trường chính của họ ở châu Á hiện đang đối mặt với nguy cơ giảm sút trong dài hạn.
Mặc dù có những tín hiệu tốt phát đi từ các nước nhập khẩu than khác trong khu vực như Malaysia và Philippines, liệu các nhà nhập khẩu nhỏ hơn này có thể bù đắp cho nguy cơ ứ đọng do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ bị giảm sút hay không./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Áp dụng công nghệ than đá sạch là tương lai của ASEAN?
05:30' - 08/06/2017
Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn đã khiến nhiều nước thành viên ASEAN phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khẳng định đã ngừng nhập than đá từ Triều Tiên
17:55' - 13/04/2017
Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GAC) ngày 13/4 khẳng định Bắc Kinh đã tuân thủ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) khi không cho phép các tàu chở than đá của Triều Tiên nhập cảng nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới đang "quay lưng" lại với than đá
07:33' - 25/03/2017
Lần đầu tiên thế giới chứng kiến viễn cảnh thoát ra khỏi việc sử dụng than đá, nguồn năng lượng gây ô nhiễm, nhờ sự thay đổi ở các nước châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu than đá từ Triều Tiên
10:57' - 19/02/2017
Trung Quốc sẽ tạm ngừng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên trong thời gian còn lại của năm 2017 nhằm thực thi Nghị quyết 2321 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
-
Kinh tế Thế giới
IEA dự báo tiêu thụ than đá giảm mạnh đến từ nay đến năm 2021
06:42' - 13/12/2016
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo lượng tiêu thụ than đá toàn cầu sẽ giảm mạnh từ nay đến năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Nhật Bản hút “khách Tây” nhờ trải nghiệm độc đáo
19:04'
Việc mở rộng các loại hình du lịch trải nghiệm và cung cấp dịch vụ lưu trú có giá trị gia tăng đang trở thành chiến lược trọng tâm nhằm kích thích tiêu dùng tại Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Mỹ dần phản ánh hệ quả từ các chính sách của Tổng thống Trump
14:28'
Nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu ghi nhận những tác động rõ nét từ các chính sách mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump theo đuổi, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và nhập cư.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 93,5% lên graphite Trung Quốc: Gậy ông có thể đập lưng ông
09:30'
Việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá 93,5% với graphite Trung Quốc có thể khiến chi phí sản xuất pin tăng vọt, gây khó cho chính doanh nghiệp Mỹ đang phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thiệt hại bảo hiểm toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2025
15:45' - 19/07/2025
Theo ước tính của Gallagher Re, các trận bão lớn, đi kèm lốc xoáy, gió mạnh và mưa đá tại Mỹ cũng gây thiệt hại ít nhất 33 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ để ngỏ việc sớm công bố các “thỏa thuận thương mại lớn”
10:45' - 19/07/2025
Ngày 18/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ sớm công bố một vài thỏa thuận thương mại lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.