Áp dụng công nghệ than đá sạch là tương lai của ASEAN?
Báo “Jakarta Globe” số ra mới đây đăng bài viết bàn về biện pháp giải quyết bài toán này trong khi nguồn năng lượng than hóa thạch vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn ở nhiều nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Than dự kiến sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các quốc gia ASEAN. Theo báo cáo của Hiệp hội than thế giới và Trung tâm năng lượng ASEAN công bố mới đây, than dự kiến sẽ vượt qua khí tự nhiên vào năm 2030 để trở thành nguồn năng lượng sản xuất điện lớn nhất ở Đông Nam Á.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán công suất tiêu thụ than trong sản xuất điện vào năm 2035 sẽ tăng 150% so với năm 2013. Về mức tiêu thụ điện, IEA dự báo khu vực này sẽ tăng gấp ba lần từ mức 255 terawatt giờ (TWh) vào năm 2013 lên mức 920 TWh vào năm 2035.
Do đó, thị phần của nhiên liệu than trong tổng các loại năng lượng sản xuất điện dự kiến sẽ tăng từ 32% vào năm 2013 lên 48% vào năm 2035.
Theo IEA, trong vòng 25 năm qua, nhu cầu năng lượng của ASEAN đã tăng hơn 150% do nhân khẩu học tiếp tục thay đổi và quy mô nền kinh tế của khu vực tăng gấp ba lần.
IEA, một tổ chức độc lập có nhiệm vụ thúc đẩy năng lượng sạch, đáng tin cậy và giá cả phải chăng, ước tính nhu cầu năng lượng của ASEAN tăng 80%, tương đương với hơn 1.070 triệu tấn dầu quy đổi và gấp ba lần nhu cầu năng lượng hiện tại của Nhật Bản.
Nhu cầu về năng lượng là thách thức và cơ hội cho ASEAN vì các chính phủ của khu vực đang tìm cách tạo ra một hỗn hợp năng lượng cân bằng các yêu cầu về xã hội, kinh tế và môi trường.
Đông Nam Á đã trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế bền vững, giúp hàng chục triệu người thoát khỏi đói nghèo và thúc đẩy sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.
Trong cùng thời kỳ, số hộ gia đình không có điện đã giảm 2/3. Xu hướng phát triển này cũng trùng hợp với sự phát triển nhanh chóng của việc sản xuất điện bằng than.
Dân số của khối này dự báo sẽ tăng lên hơn 750 triệu người vào năm 2040, các thành phố trong khu vực sẽ tiếp tục phát triển và dân số ở các khu vực thành thị dự kiến cũng gia tăng.
Đến năm 2040, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia công nghiệp mới sẽ tăng lên mức 27.000 USD so với mức 10.000 USD của năm 2013 và kéo theo đó là nhu cầu về năng lượng tăng cao.
Việc liên kết giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển lĩnh vực công nghiệp là rõ ràng, các nước ASEAN sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư vào công nghệ sử dụng than đá có lượng phát thải carbon thấp.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Than Thế giới Benjamin Sporton cho rằng điều quan trọng là phải đưa chủ nghĩa hiện thực vào cuộc tranh luận về việc làm thế nào để cắt giảm khí thải ở châu Á.
Không có nghi ngờ gì về việc lựa chọn công nghệ sản xuất than có lượng chất thải thấp ở Đông Nam Á là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để giảm phát thải khí nhà kính trong khu vực.
Để đạt được điều này, báo cáo đề xuất rằng ASEAN cần chuyển sang sử dụng công nghệ than HELE (hiệu quả phát thải thấp), một giải pháp thay thế hiện đại cho các cơ sở sử dụng than như hiện nay.
HELE dự kiến sẽ góp phần giúp giảm 1,3 tỷ tấn lượng phát thải khí CO2 của khu vực này đến năm 2035. Con số này tương đương với lượng phát thải hàng năm kết hợp của cả Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu. Dự báo này phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Nó phản ánh cam kết toàn cầu hiện nay nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và chống lại sự biến đổi khí hậu. Ngoại trừ Myanmar, tất cả các nước thành viên ASEAN đều đã phê chuẩn hiệp định này.
Công nghệ HELE sẽ kích hoạt quá trình thu hồi và lưu trữ carbon (CCS), là một công nghệ quan trọng và cần thiết để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu.
CCS bao gồm việc thu khí CO2 được tạo ra từ quá trình sản xuất điện, sau đó nén để vận chuyển đưa vào thành đá hoặc sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, ví dụ như tăng áp lực trong các hồ chứa dầu.
Báo cáo cũng cho biết việc đầu tư vào công nghệ HELE nhằm phát triển điện bền vững là một "chiến lược giảm khí carbon hiệu quả hơn chuyển đổi sang năng lượng tái tạo".
Theo báo cáo về Khảo sát Năng lượng ASEAN lần thứ 4 do Trung tâm Năng lượng ASEAN tiến hành, nhu cầu năng lượng của ASEAN dự kiến sẽ tăng 2,7 lần trong hai thập kỷ tới. Trong kịch bản này, than vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho năng lượng trong khu vực.
Giám đốc điều hành cơ quan Năng lượng ASEAN, Sanjayan Velautham phát biểu rằng với khoảng 100 triệu người vẫn chưa được sử dụng điện, việc cung cấp điện giá rẻ, đáng tin cậy và bền vững là rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của ASEAN.
Ông Velautham nói thêm rằng các công nghệ than hiện đại là "cần thiết" để đảm bảo rằng than được sử dụng một cách bền vững nhằm cân bằng nhu cầu kinh tế và cam kết về khí hậu của khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức nào đang chờ đợi Cộng đồng ASEAN?
06:30' - 23/05/2017
Hơn một năm đã trôi qua kể từ khi Cộng đồng ASEAN được hiện thực hóa, đến nay những thành tựu của Cộng đồng vẫn còn khiêm tốn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội đồng Dầu khí ASEAN: Hợp tác chặt chẽ ứng phó với giá dầu giảm
11:53' - 18/05/2017
Hội đồng Dầu khí ASEAN (ASCOPE) nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong bối cảnh giá dầu thế giới suy giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới đang "quay lưng" lại với than đá
07:33' - 25/03/2017
Lần đầu tiên thế giới chứng kiến viễn cảnh thoát ra khỏi việc sử dụng than đá, nguồn năng lượng gây ô nhiễm, nhờ sự thay đổi ở các nước châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu than đá từ Triều Tiên
10:57' - 19/02/2017
Trung Quốc sẽ tạm ngừng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên trong thời gian còn lại của năm 2017 nhằm thực thi Nghị quyết 2321 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
-
Kinh tế Thế giới
IEA dự báo tiêu thụ than đá giảm mạnh đến từ nay đến năm 2021
06:42' - 13/12/2016
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo lượng tiêu thụ than đá toàn cầu sẽ giảm mạnh từ nay đến năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này