Phần lớn người dân Canada thận trọng về FTA với Trung Quốc
Thủ tướng Canada Justin Trudeau có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3 – 7/12, mà trong đó nhiều khả năng hai bên sẽ chính thức khởi động tiến trình đàm phán Thoả thuận Thương mại Tự do Canada – Trung Quốc (CCFTA).
Ttờ “Global and Mail” đăng bài viết của tác giả Nathan Vanderklippe cho biết phần lớn các ý kiến ở Canada không ủng hộ theo đuổi thoả thuận vào thời điểm này.
Theo kết quả tham vấn 600 người dân và doanh nghiệp ở 11 tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada, chỉ có non nửa ý kiến ủng hộ CCFTA, chủ yếu từ các ngành nông – lâm – ngư nghiệp vì các ngành này muốn được tiếp cận tốt hơn với thị trường Trung Quốc như những đối thủ cạnh tranh ở Australia và New Zealand.
Còn lại, phần lớn các ý kiến ðều tỏ ra nghi ngại khi cho rằng “tãng cường can dự với Trung Quốc sẽ khiến Canada phải nhượng bộ các giá trị của mình” và rằng CCFTA sẽ làm tổn thương “thị trường việc làm cũng như khả năng cạnh tranh của Canada trong một số lĩnh vực như khai mỏ và phụ trợ sản xuất”.Cũng theo kết quả tham vấn, ngay cả những công ty Canada đang làm ăn với Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại về CCFTA khi cho biết vướng mắc lớn nhất của họ không phải về rào cản thuế quan. Trên thực tế, các công ty này quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố đặc thù Trung Quốc có liên quan hệ đến thông tư pháp bất khả tín và các chương trình trợ cấp của chính phủ.Bài viết dẫn lời cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc Guy Saint-Jacques cho rằng khi tiến hành đàm phán thương mại với Trung Quốc, chắc chắn Canada sẽ phải đối mặt với một loạt yêu cầu khắt khe của Bắc Kinh. “Trung Quốc sẽ muốn được tiếp cận đầy đủ với các nguồn tài nguyên của chúng ta, bao gồm khai thác urani. Họ cũng muốn mở rộng thương mại dịch vụ và sẽ đưa lao động Trung Quốc sang Canada”, ông nói.Cũng theo vị cựu đại sứ này, sẽ đến lúc Canada buộc phải tự vấn: “Nếu nhượng bộ đòi hỏi của Trung Quốc, chúng ta có thực sự đổi lại được những thứ mình cần?”. Và dù câu trả lời như thế nào, Canada cũng không có nhiều lựa chọn. “Chúng ta sẽ phải tiến hành đàm phán. Tôi tin rằng Trung Quốc còn muốn thoả thuận này hơn cả chúng ta”, ông nói.Vấn đề đặt ra là trước khi khởi động CCFTA là Canada cần tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của Australia và New Zealand.Cả hai nước này đã phải chật vật đối phó với những rào cản phi thuế quan không thể ngờ tới của Trung Quốc như các cuộc thanh tra, kiểm tra chất lượng và những yêu cầu ngặt nghèo về giấy tờ… khiến dòng chảy hàng hoá đình trệ. Mặc dù vậy, thương mại tự do vẫn đang mang lại lợi ích kinh tế cho cả Trung Quốc và hai đối tác.
“Chẳng mấy ai nghi ngờ FTA có ý nghĩa với Australia nhiều hơn (Trung Quốc). Các nhà sản xuất của Australia được tiếp cận đáng kể với thị trường đông dân nhất và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với mức tăng trưởng bình quân lên tới 6-7%. Trung Quốc cũng được tiếp cận tốt hơn nhưng chỉ với thị trường 24 triệu dân và tăng trưởng kinh tế 2-3% ”, Phó Chủ tịch Viện Quan hệ Australia – Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ Sydney, ông James Laurencon, giải thích.Nếu nhìn theo con số, kể từ khi FTA Trung Quốc – Australia có hiệu lực cuối năm 2015, tốc độ tăng xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng xuất khẩu sang tổng các thị trường còn lại. Riêng ngành xuất khẩu rượu tăng trưởng lên tới 40% chỉ trong một năm.Tại New Zealand, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng gần 4 lần kể từ khi FTA đi vào thực hiện năm 2008. Ngành được hưởng lợi và tăng trưởng nhanh nhất là bơ sữa và hoa quả, vì thoả thuận ra đời đúng thời điểm bùng nổ nhu cầu ở quốc gia hơn một tỷ dân.
Tất nhiên, bên cạnh lợi thế, cả Australia và New Zealand đều vướng phải một số vấn đề với Trung Quốc. Các nhà chức trách Bắc Kinh nhiều lần ban hành các quy định bất ngờ và áp đặt các yêu cầu kiểm tra chất lượng làm cản trở dòng thông thương hàng hoá. Mặc dù vậy, “lợi ích từ việc tiếp cận thị trường Trung Quốc vẫn lớn hơn so với việc phải đối mặt với những thách thức”, Mike Petersen, đặc phái viên thương mại nông nghiệp của New Zealand, nói.Trong khi đó, theo cựu Phó Thủ tướng Australia Mark Vaile, đàm phán thoả thuận thương mại không bao giờ là việc dễ dàng. Mặc dù đã có FTA Australia – Trung Quốc làm khuôn mẫu, nhưng Canada vẫn phải rành mạch về các yêu cầu của mình về một thoả thuận toàn diện. Bên cạnh đó, Ottawa cũng phải tính đến những “cái nhíu mày” của Nhà Trắng khi cố tìm cách theo đuổi thoả thuận tham vọng với Bắc Kinh trong quá trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).Ngoài ra, còn một yếu tố khác không thể bỏ qua là những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra tại Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Tập đang cố gắng khôi phục các doanh nghiệp nhà nước, xoá nhoà ranh giới giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, đồng thời đẩy mạnh chiến lược Trung Quốc 2025 với mục tiêu cân bằng cơ hội tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp trong nước.“Theo thời gian, các điều khoản và điều kiện tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ ngày càng khó hơn”, nhà kinh tế Loren Brandt thuộc Đại học Toronto giải thích. Hiện tại, điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ hơn nhiều so với điều kiện để các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận thị trường nước ngoài.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xung quanh khả năng Canada chuẩn bị đàm phán FTA với Trung Quốc
05:30' - 01/12/2017
Theo bài viết trên trang iPolitics.ca của tác giả Tasha Kheiriddin, việc theo đuổi một FTA song phương với Trung Quốc vào thời điểm này là một ý tưởng tồi đối với Canada xét trên nhiều góc độ.
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA: Canada phàn nàn về sự cứng nhắc của Mỹ
12:49' - 18/11/2017
Ngày 17/11, vòng đám phán thứ 5 Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa ba thành viên gồm Mỹ, Canada và Mexico đã chính thức bắt đầu tại Mexico City.
-
Tài chính
Hàn Quốc và Canada ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ
10:35' - 16/11/2017
Ngày 16/11, Hàn Quốc và Canada đã ký kết thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương nhằm mở rộng trao đổi tài chính giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sau 2 năm thực hiện cương lĩnh lấy tầng lớp trung lưu làm đòn bẩy kinh tế
06:01' - 12/11/2017
Cách đây tròn 2 năm, với cương lĩnh lấy tầng lớp trung lưu làm đòn bẩy kinh tế, đảng Tự do của Canada đã giành chiến thắng áp đảo trong tổng tuyển cử, trở lại cầm quyền sau 10 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ
07:48'
Kết quả cho thấy 60,3% doanh nghiệp trả lời sẽ chịu hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các biện pháp thuế quan này của Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan
19:40' - 01/04/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đánh giá trận động đất vừa qua sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên 3 lĩnh vực chính là bất động sản, du lịch và tiêu dùng trong nước.