Tái đàm phán NAFTA: Canada phàn nàn về sự cứng nhắc của Mỹ
Chỉ sau vài giờ sau khi vòng đám phán thứ 5 NAFTA bắt đầu, Canada đã "phàn nàn" về sự cứng nhắc của đoàn đàm phán Mỹ, thành viên khởi xướng tái đàm phán để điều chỉnh nội dung hiệp định đã tồn tại hơn 20 năm này.
Canada và Mexico bước vào đàm phán trong trạng thái chuẩn bị tháo gỡ những bất đồng chưa có lối thoát giữa ba bên liên quan tới những yêu cầu được cho là "khó chấp nhận" từ phía Mỹ trong vòng đàm phán trước.
Tuy nhiên, lãnh đạo Nghiệp đoàn Canada Jerry Dias dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Canada Steve Verheul cho biết phía Mỹ không có ý định thỏa hiệp.
Phát biểu trước báo giới về nội dung cuộc gặp riêng với trưởng đoàn đàm phán Canada, ông Dias cho biết phía Canada nhận thấy Mỹ không thể hiện bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy "sẽ linh hoạt" trong đàm phán.
Trước đó, bản thân trưởng đoàn Canada cũng cho biết vòng đàm phán chỉ mới bắt đầu, còn rất nhiều việc phải làm đồng thời khẳng định đây sẽ là một nhiệm vụ "đầy thách thức". Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland, người phụ trách chung về quá trình tái đàm phán NAFTA của Canada, từ chối bình luận về thông tin mới này.
Cùng ngày, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố danh sách các mục tiêu tái đàm phán NAFTA đã điều chỉnh, chủ yếu phản ánh yêu cầu mà phía này từng đưa ra trong các vòng trước và đặc biệt giữ nguyên mục tiêu quan trọng nhất là giảm thâm hụt thương mại giữa Mỹ và hai thành viên còn lại.
Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của cả Canada và Mexico vì vậy hai quốc gia này đều mong muốn tiếp tục duy trì hiệp định thay vì phải giải quyết những hậu quả gián đoạn kinh tế một khi Mỹ rút khỏi NAFTA.
Trong khi Tổng thống Mỹ luôn gọi hiệp định này là "thảm họa", là lý do khiến nước Mỹ mất hàng chục nghìn việc làm mỗi năm đồng thời tuyên bố sẵn sàng từ bỏ nếu các nội dung sửa đổi không phù hợp.
Trong một diễn biến liên quan, nhiều nghị sĩ phe Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ bày tỏ lo ngại rằng Tổng thống Trump có thể đang muốn từ bỏ hoàn toàn NAFTA hơn là đàm phán để giữ lại những giá trị cốt lõi của hiệp định.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, các nghị sĩ nhận định việc Mỹ nhất quyết yêu cầu tái đàm phán các điều khoản trong hiệp định theo chu kỳ 5 năm một lần hoặc kiên quyết thúc đẩy các quy định một chiều mới liên quan tới tỷ lệ hàng hóa nội địa, có thể sẽ khiến các vòng đàm phán rơi vào ngõ cụt, dẫn tới sự sụp đổ của hiệp định.
Trong tuần này, 74 nghị sĩ Hạ viện Mỹ đã ký đơn phản đối những đề xuất của Mỹ trong các vòng tái đàm phán NAFTA liên quan tới các quy định về xuất xứ hàng hóa tự động trong đó yêu cầu tăng tỷ lệ nội địa khu vực với ngành ô tô từ mức 62,5% như hiện nay lên 85%, trong đó ít nhất là 50% tỷ lệ nội địa Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA nếu đổ vỡ sẽ tác động ra sao với chính sách đối nội của Mỹ
18:17' - 17/11/2017
Theo Bộ trưởng Guajardo, NAFTA nếu đổ vỡ sẽ ảnh hưởng tới chính sách đối nội của Mỹ, trong đó có ngành sản xuất ngô của Mỹ mà Mexico là một khách hàng lớn.
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA: Mexico đưa ra đề xuất “trái chiều” với Mỹ
10:46' - 16/11/2017
Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho biết nước này dự định đề xuất đánh giá kỹ lưỡng lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 5 năm/lần thay cho đề xuất tự động hết hạn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico chuẩn bị kịch bản kinh tế vĩ mô phòng trường hợp NAFTA đổ vỡ
08:38' - 15/11/2017
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray cho biết nước này đang xúc tiến chuẩn bị một kế hoạch kinh tế vĩ mô nhằm ứng phó trong trường hợp Mỹ hủy bỏ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Vòng 5 tái đàm phán NAFTA kéo dài hơn dự kiến
06:53' - 07/11/2017
Đại diện đàm phán của Mexico, Mỹ và Canada đã nhất trí kéo dài thêm 2 ngày vòng 5 tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) từ ngày 15-21/11 thay vì 17-21 tại Mexico như dự kiến trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Quan điểm của Mỹ trong đàm phán NAFTA
06:30' - 04/11/2017
Trang “The Globe and Mail” đăng bài viết của tác giả Andrei Sulzenko, cựu chuyên gia đàm phán thương mại của Canada và hiện là nghiên cứu sinh của trường Chính sách công thuộc Đại học Calgary.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.