Thách thức với Pháp sau khi giành được hợp đồng đóng tàu ngầm cho Australia
Pháp đã thắng thầu hợp đồng của Chính phủ Australia về hợp tác để phát triển tàu ngầm thế hệ tiếp theo cho Hải quân Hoàng gia Australia.
Giám đốc Chương trình chiến lược và quốc phòng thuộc Viện chính sách chiến lược Australia Andrew Davies cho biết không ai trong số các nhà thầu đáp ứng yêu cầu thiết kế và khả năng hoạt động của phía Australia đưa ra.
Việc đất nước Australia bị biệt lập và nhu cầu của nước này trong bảo đảm tuần tra khu vực biển rộng lớn đòi hỏi phải có một hạm đội tàu ngầm có thể hoạt động dưới biển trong một khoảng thời gian dài.
Theo ông Davies, độ bền cao không chỉ là vấn đề về nhiên liệu và tải trọng mà còn phải đáp ứng đủ nhân sự trên tàu ngầm để làm tất cả những công việc cần thiết, mà không tạo ra sự mệt mỏi cho các thủy thủ.
Tàu ngầm lớp Collins của Australia hiện nay đòi hỏi một đội ngũ khoảng 58 người trên mỗi chiếc tàu ngầm và Hải quân Australia đã phải “vật lộn” để duy trì số lượng thủy thủ trong một số giai đoạn. Do đòi hỏi đáp ứng về nhân sự và hoạt động tầm xa nên tàu ngầm lớp 216 của công ty TKMS (Đức) không đáp ứng được nhu cầu khi chỉ có thể chứa được 33 thủy thủ.
Ông Davies nói vấn đề đặt ra là làm thế nào để đủ chỗ cho các thủy thủ làm việc trong những điều kiện thoải mái nhất và có thể xoay vòng để tránh bị gây áp lực, căng thẳng. Thiết kế của tập đoàn DCNS cho loại tàu ngầm Khối A1 Barracuda về cơ bản là một phiên bản thu nhỏ của tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn hơn của nó. Và loại tàu ngầm này dường như là sự lựa chọn hợp lý hơn cả.
Theo ông Davies, phía Nhật Bản cũng gặp phải vấn đề khá thú vị là “các thủy thủ của Nhật Bản có kích thước nhỏ hơn so với các thủy thủ của Australia”. Tàu ngầm lớp Soryu cung cấp không gian sinh hoạt quá nhỏ đối với thủy thủ Australia.
Tàu ngầm phải được thiết kế để phù hợp với hệ thống chiến đấu và vũ khí của Mỹ. Ông Davies cho biết hệ thống vũ khí và chiến đấu của Mỹ trên tàu ngầm lớp Collins được xây dựng dựa trên mẫu thiết kế của Thụy Điển. Đó sẽ là một sự hợp tác ba bên, gồm Australia, Mỹ và bất cứ nhà cung cấp nào Australia lựa chọn.
Trên thực tế, ngư lôi Mark 84 là loại vũ khí được phát triển chung của Australia và Mỹ và đối tác cung cấp tàu ngầm cũng sẽ phải giữ được vũ khí đó.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Australia Greg Walters cho biết hệ thống chiến đấu có thể được coi là “bộ não kiểm soát khả năng hoạt động của hệ thống vũ khí và thông tin liên lạc của tàu ngầm”. Nó thực sự vô cùng phức tạp và đòi hỏi phải có những kỹ sư giỏi mới có thể để tích hợp hệ thống vũ khí đó vào tàu ngầm mới.
Ít nhất 2/3 trong số 50 tỷ AUD mà Chính phủ Australia đầu tư vào chương trình tàu ngầm là để duy trì hoạt động, bảo trì, nâng cấp và hỗ trợ các dịch vụ của tàu ngầm. Nhiều doanh nghiệp Australia sẽ có cơ hội tham gia vào chương trình này.
Chính phủ Australia quy định rằng đội tàu ngầm tiếp theo của nước này phải là tàu ngầm điện hạt nhân, hay điện thông thường và không được lớn hơn các hệ thống vũ khí của Mỹ.
Tập đoàn DCNS cho biết tàu ngầm Barracuda sẽ sử dụng hệ thống động cơ bơm đẩy phản lực thông thường có thể hoạt động yên tĩnh hơn so với “công nghệ cánh quạt lỗi thời”.
Hệ thống bơm đẩy phản lực “luôn có một lợi thế về chiến thuật” so với một tàu ngầm khác giống hệt với một cánh quạt và sẽ được trang bị “hệ thống định vị mạnh nhất từng được sản xuất cho tàu ngầm thông thường”. Mỗi chiếc tàu ngầm Barracuda sẽ dài 97 mét, nặng hơn 4.000 tấn khi chìm và 4.500 tấn khi nổi.
Trước đó, Tập đoàn DCNS cho biết sẽ xây dựng một nhà máy đóng “tàu ngầm cỡ lớn” tại Adelaide nếu trúng thầu. Theo ông Walters, điều quan trọng là ngành công nghiệp Australia sẽ tham gia chặt chẽ vào các khía cạnh kỹ thuật trong thiết kế tàu ngầm lớp Shortfin Barracuda ngay từ bây giờ.
Xem thêm:
Pháp hy vọng có hàng nghìn việc làm từ hợp đồng đóng tàu ngầm cho Australia
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp hy vọng có hàng nghìn việc làm từ hợp đồng đóng tàu ngầm cho Australia
16:24' - 26/04/2016
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 26/4 tuyên bố việc Pháp giành được hợp đồng đóng 12 tàu ngầm mới cho Australia sẽ góp phần tạo hàng nghìn việc làm mới tại Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản có thể giành được hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Australia
06:05' - 05/01/2016
Australia dự kiến đóng 8 đến 12 tàu ngầm mới trong dự án có kinh phí 20 tỷ AUD. Theo các nguồn thạo tin, Nhật Bản đang dẫn trước hai ứng cử viên Đức và Pháp nhờ vào lợi thế về kinh phí.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).