Thị trường toàn cầu sẽ xáo động mạnh nếu Brexit xảy ra
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh George Osborne vừa cảnh báo rằng hậu quả của Brexit, chỉ khả năng nước Anh lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 tới, sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với phần lớn những kịch bản mà chính phủ nước này đưa ra trước đó.
Trả lời phỏng vấn hãng truyền hình ITV hôm 19/6, Bộ trưởng Osborne cho hay phần lớn dự báo đều nghiêng về kịch bản Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ thu hẹp từ 5-6 điểm phần trăm nếu Brexit xảy ra nhưng con số thực tế có thể tồi tệ hơn rất nhiều.
Trước đó, Bộ Tài chính nước Anh đã ước tính rằng với Brexit, tăng trưởng kinh tế Anh sẽ thấp hơn khoảng 6% trong vòng hai năm tới so với việc đất nước ở lại với EU, trong khi lạm phát sẽ tăng mạnh và giá nhà giảm khoảng 18 điểm phần trăm.
Trong trường hợp cử tri Anh lựa chọn “dứt tình” với EU thì cuộc chia ly sau hơn 40 năm gắn bó giữa London và EU được cho là sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính toàn cầu trong ngắn hạn, khiến giới đầu tư đẩy mạnh bán ra những loại tài sản mang tính rủi ro cao như chứng khoán để tìm đến những phương án đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ và vàng.
Trong khi đồng bảng Anh, vốn đã đánh mất lợi thế so với các đồng tiền chủ chốt khác trước thềm cuộc trưng cầu dân ý, nay sẽ tiếp tục trên đà giảm.
Bên cạnh đó, khi phải đối mặt với một thị trường bất ổn, các ngân hàng trung ương sẽ phản ứng bằng cách tăng cường khả năng phân phối tín dụng cho các ngân hàng. Đồng thời, kế hoạch nâng lãi suất trong năm nay của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ bị hoãn lại.Điều này, mặc dù có thể giúp người mua nhà thế chấp được hưởng lợi, song sẽ là một tin xấu đối với những người gửi tiết kiệm vào thời điểm lãi suất bằng hoặc dưới 0.
Việc nước Anh rút khỏi EU sẽ gây hậu quả tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Nhận định này được Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Jose Angel Gurria đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn tờ "Washington Post" (Bưu điện Oasinhtơn) của Mỹ trước thềm cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra tại nước Anh Người đứng đầu OECD khẳng định kịch bản trên nếu thành hiện thực sẽ ảnh hưởng không tốt tới cả nước Anh, châu Âu và toàn thế giới, trong đó có Mỹ.Chuyên gia kinh tế Mark Zandi đến từ Moody's Analytics dự báo rằng trong trường hợp người dân Anh chọn Brexit thì tăng trưởng kinh tế nước này sẽ thấp hơn khoảng 1% so với trường hợp ngược lại, trong khi đối với EU và kinh tế thế giới, con số này chỉ là 0,25% và 0,1%.
Rõ ràng, đây không phải là một con số lớn lao song nó xảy ra giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang “không khỏe”. Cũng theo chuyên gia Zandi, những hậu quả của Brexit sẽ kéo dài, với tăng trưởng kinh tế của “xứ sở sương mù” và châu Âu thấp triền miên.
Thậm chí, sau 5 năm, tăng trưởng kinh tế Anh sẽ thấp hơn khoảng 4% so với kịch bản ngược lại, trong khi đối với EU và kinh tế toàn cầu, mức giảm này sẽ tăng lên 1% và 0,25%
Hậu quả tiếp theo phải kể đến đó là những bất ổn khi London không thể ngay lập tức thiết lập quan hệ thương mại mới sau khi rời EU, khiến các doanh nghiệp không thể xác định được địa điểm để đặt các nhà máy sản xuất cũng như xác định chi phí thương mại.Lấy trường hợp của EU và Canada làm ví dụ, hai bên vẫn chưa thể thông qua thỏa thuận về thương mại song phương bất chấp những nỗ lực đàm phán trong vòng bảy năm qua.
Trong khi đó, bất ổn cũng là từ khóa nằm trong sổ của giới doanh nghiệp, khiến họ trì hoãn kế hoạch xây dựng thêm nhà máy và tuyển dụng, trong khi người tiêu dùng cũng sẽ tạm dừng việc mua sắm.
Chỉ còn ba ngày nữa người dân Anh sẽ bỏ phiếu quyết định ra đi hay ở lại EU và ngay tại thời điểm này, phe ủng hộ cũng như phe phản đối đều đang tích cực thuyết phục các cử tri còn do dự bằng cách bảo vệ các quan điểm của mình, tập trung vào bốn chủ đề lớn, gồm người di cư, kinh tế, chủ quyền và các quy định luật pháp.Liên quan vấn đề đầu tiên, phe ủng hộ Brexit cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, nước Anh sẽ có thể hạn chế lượng người di cư đến từ EU trong khi phe ủng hộ nước Anh ở lại EU lập luận rằng người di cư tới EU đóng thuế cho nền kinh tế nhiều hơn là việc trở thành “gánh nặng”.
Về vấn đề kinh tế, phe ủng hộ Brexit cho rằng rời khỏi EU đồng nghĩa với việc nước Anh sẽ không còn phải thực hiện các nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho liên minh này với số tiền khoảng 8,5 tỷ bảng Anh (10,77 tỷ euro) như năm ngoái.
London vừa có thể tìm kiếm mối quan hệ hợp tác thương mại với EU, vừa có thể ký các thỏa thuận thương mại có tính đột phá với các thị trường đang phát triển như Trung Quốc hay Ấn Độ.
Tuy nhiên, các ý kiến phản đối Brexit cho rằng nếu nước Anh tiếp tục ở lại “ngôi nhà chung”, nền kinh tế của nước này sẽ mạnh hơn, từ đó tạo thêm nhiều việc làm, cũng như thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Về vấn đề chủ quyền quốc gia, phe ủng hộ Brexit cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, nước Anh sẽ không còn phải tuân thủ các quy định nội khối do Tòa án Công lý châu Âu đặt ra, còn phe phản đối lại cho rằng việc rời EU sẽ làm suy giảm vị thế của nước Anh trên toàn thế giới và có thể làm gia tăng khả năng Scotland đòi tách ra độc lập.Cuối cùng, liên quan quy định luật pháp, phe ủng hộ Brexit cho rằng EU áp đặt quá nhiều thủ tục đối với hoạt động kinh doanh của nước Anh.
Việc có tới 100 quy định liên quan hoạt động này đã khiến nền kinh tế Anh thất thu khoảng 33 tỷ bảng mỗi năm, trong khi các ý kiến ủng hộ nước Anh ở lại EU cho rằng kịch bản Brexit, nếu xảy ra, sẽ kéo theo một hệ quả tiêu cực đối với các doanh nghiệp, do các thị trường sẽ bị biến động mạnh và có thể phải mất nhiều năm để đàm phán, cũng như ký kết được các thỏa thuận với EU.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OECD: Brexit sẽ bất lợi cho kinh tế toàn cầu
15:58' - 20/06/2016
Việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây hậu quả tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chạy đua nước rút giữa hai phe ủng hộ và phản đối Brexit
15:37' - 20/06/2016
Chỉ còn 3 ngày nữa người dân Anh sẽ bỏ phiếu quyết định ra đi hay ở lại EU và ngay tại thời điểm này, phe ủng hộ cũng như phe phản đối đều đang tích cực thuyết phục các cử tri còn do dự
-
Giá vàng
Giá vàng mất 1% khi mối lo về Brexit lắng dịu
09:48' - 20/06/2016
Giá vàng châu Á giảm 1,1% trong phiên giao dịch sáng 20/6 trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ tư cách thành viên EU của Vương quốc Anh tăng lên trước thềm cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: IMF cảnh báo tác động tiêu cực đối với kinh tế Anh
13:33' - 19/06/2016
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/6 cảnh báo nếu Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là “Brexit”, thu nhập của người dân nước này sẽ giảm trong thời gian dài.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit được ví như sự sụp đổ của Lehman Brothers ở châu Âu
11:22' - 19/06/2016
Brexit có thể ví như vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers ở châu Âu, qua đó châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu hồi năm 2008.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.