Cuộc chạy đua nước rút giữa hai phe ủng hộ và phản đối Brexit
Hiện phe ủng hộ cũng như phe phản đối đều đang tích cực thuyết phục các cử tri còn do dự bằng cách bảo vệ các quan điểm của mình, tập trung vào 4 chủ đề lớn, gồm người di cư, kinh tế, chủ quyền và các quy định luật pháp.
Liên quan vấn đề đầu tiên, phe ủng hộ Brexit (Anh rời EU) cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, Anh sẽ có thể hạn chế lượng người di cư đến từ EU.
Những người mong muốn Anh rời khỏi “mái nhà chung” cũng đặc biệt lo ngại làn sóng nhập cư ồ ạt sẽ tạo áp lực đối với các dịch vụ công như trường học, bệnh viện, hay đối với vấn đề nhà ở và hệ thống an sinh xã hội. Lượng di cư "ròng" tới Anh trong năm 2015 đã lên tới mức 333.000 người.
Trong khi đó, phe ủng hộ Anh ở lại EU lập luận rằng người di cư tới EU đóng thuế cho nền kinh tế nhiều hơn là việc trở thành “gánh nặng”. Đa phần đều trẻ tuổi, nên họ thường không tạo một áp lực quá lớn đối với các dịch vụ công.
Theo kết quả nghiên cứu do Đại học London tiến hành năm 2013, khoản đóng góp của người di cư tới EU cho nền kinh tế của liên minh này nhiều hơn 34% so với số tiền mà họ nhận được. Thêm vào đó, Thủ tướng Anh David Cameron còn cam kết nếu Anh tiếp tục ở lại EU, nước này sẽ siết chặt chính sách hỗ trợ việc làm cho những người mới nhập cư vào EU trong 4 năm đầu tiên.
Về vấn đề kinh tế, phe ủng hộ Brexit cho rằng rời khỏi EU đồng nghĩa với việc Anh sẽ không còn phải thực hiện các nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho liên minh này với số tiền khoảng 8,5 tỷ bảng Anh (10,77 tỷ euro) như năm ngoái.
London vừa có thể tìm kiếm mối quan hệ hợp tác thương mại với EU, vừa có thể ký các thỏa thuận thương mại có tính đột phá với các thị trường đang phát triển như Trung Quốc hay Ấn Độ.
Tuy nhiên, các ý kiến phản đối Brexit cho rằng nếu Anh tiếp tục ở lại “ngôi nhà chung”, nền kinh tế của nước này sẽ mạnh hơn, từ đó tạo thêm nhiều việc làm, cũng như thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Hiện khoảng 45% các đơn hàng xuất khẩu của Anh có mặt tại thị trường EU, trong khi 3 triệu việc làm ở nước này có liên quan các hoạt động thương mại của liên minh 28 nước thành viên.
Về vấn đề chủ quyền quốc gia, phe ủng hộ Brexit cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, Anh sẽ không còn phải tuân thủ các quy định nội khối do Tòa án Công lý châu Âu đặt ra, trong khi các quốc gia khác cũng sẽ không bắt buộc phải thông qua các quy định phản đối những nguyện vọng của London.
Tuy nhiên, phe phản đối cho rằng việc rời EU sẽ làm suy giảm vị thế của Anh trên toàn thế giới và có thể làm gia tăng khả năng Scotland đòi tách ra độc lập. Trong khi đó, Thủ tướng Cameron cam kết nếu quyết định ở lại EU, London sẽ không bị bó buộc bởi đường hướng phát triển của EU vì một liên minh gắn kết hơn.
Cuối cùng, liên quan vấn đề quy định luật pháp, phe ủng hộ Brexit cho rằng EU áp đặt quá nhiều thủ tục đối với hoạt động kinh doanh của Anh. Việc có tới 100 quy định liên quan hoạt động này đã khiến nền kinh tế Anh thất thu khoảng 33 tỷ bảng mỗi năm.
Nếu rời EU, các doanh nghiệp Anh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, trút bỏ bớt được gánh nặng thủ tục sẽ có quyền tự quyết lớn hơn đối với các hoạt động của họ.
Trong khi đó, các ý kiến ủng hộ Anh ở lại EU cho rằng kịch bản Brexit, nếu xảy ra, sẽ kéo theo một hệ quả tiêu cực đối với các doanh nghiệp, do các thị trường sẽ bị biến động mạnh và có thể phải mất nhiều năm để đàm phán, cũng như ký kết được các thỏa thuận với EU.
Ngoài ra, London vẫn sẽ phải tuân thủ các quy định của một thị trường đơn lập nếu muốn tiếp tục ở lại Khu vực thương mại tự do Kinh tế châu Âu (EEA), cũng như phải tuân thủ các tiêu chuẩn của EU nếu muốn trao đổi hàng hóa sang thị trường này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit - "Lợi bất cập hại" đối với nước Anh (Phần 1)
06:01' - 20/06/2016
Kịch bản nước Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, dự kiến sẽ là một vụ “ly dị” đầy rắc rối, buộc hai bên phải xây dựng một mối quan hệ mới sau hơn 40 năm gắn bó.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: IMF cảnh báo tác động tiêu cực đối với kinh tế Anh
13:33' - 19/06/2016
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/6 cảnh báo nếu Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là “Brexit”, thu nhập của người dân nước này sẽ giảm trong thời gian dài.
-
Kinh tế Thế giới
Vận động bỏ phiếu về Brexit được nối lại
09:03' - 19/06/2016
Các phong trào vận động cử tri Anh bỏ phiếu về vấn đề Brexit, đã được nối lại sau hai ngày tạm dừng do vụ ám sát nữ nghị sĩ Công đảng Jo Cox gây chấn động toàn nước Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ là "nước thứ ba" trong đám phán với thành viên EU sau Brexit
10:13' - 17/06/2016
Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra Brexit, 27 nước còn lại của EU sẽ thực hiện mọi hình thức đàm phán với Anh như một "nước thứ ba".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56'
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.