Tiềm năng hợp tác liên minh Á-Âu và EU
Đây là nhận định được đăng trên trang mạng Chuyên gia Á-Âu (Nga) mới đây. Các nước trong khuôn khổ Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) đang xây dựng một trong những hệ thống vận tải lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là cần phải liên kết chiến lược phát triển vận tải của các nước thành viên liên minh và điều phối nỗ lực của các quốc gia này.
Nếu không có sự liên kết và kết nối hạ tầng giao thông, EAEU có thể thua trong cuộc đua phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Ngược lại, nếu đảm bảo khả năng phát triển, liên minh sẽ có cơ hội xây dựng một hệ thống thành công nhất trong hành lang xuyên lục địa Á-Âu.
“Đối tác phương Đông”Ngày 25/11, EU đã tổ chức hội nghị cấp cao mang tên “Đối tác phương Đông” tại thủ đô Brussels (Bỉ). Thoả thuận về mở rộng tuyến đường giao thông vận tải xuyên châu Âu giữa EU với các quốc gia “Đối tác phương Đông” đã được ký kết, và kết luận của hội nghị cũng nêu rõ mục đích của việc xây dựng mạng lưới giao thông này là xem xét thực hiện kế hoạch hành động đầu tư dài hạn đến năm 2030. Tuy nhiên, tổng đầu tư và lịch trình vẫn chưa được công bố cụ thể.Về mặt lý thuyết, kết quả trên hứa hẹn những lợi ích gắn liền với việc hiện đại hoá các hành lang giao thông và vận tải trong khu vực. Hợp tác trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng được kỳ vọng là có khả năng thúc đẩy các đối tác đi đến đối thoại.Bối cảnh hiện nay càng khiến xu thế này được nhiều người ủng hộ hơn. Tình hình quan hệ giữa Nga, quốc gia đóng vai trò then chốt trong EAEU, và EU hiện nay không mấy thuận lợi. Hai bên đang đứng trước nhu cầu thiết yếu trong việc hóa giải căng thẳng và chấm dứt thế đối đầu.EAEU và EU khó có thể tiến tới ký kết những thỏa thuận kinh tế thương mại bổ sung bởi hai bên chưa thiết lập cơ chế đối thoại trực tiếp. Cùng với đó, sự phát triển của các dự án cơ sở hạ tầng và việc mở rộng thị trường các dịch vụ vận tải rất có lợi cho việc bình thường hoá mối quan hệ giữa EU và EAEU.
Cơ hội hợp tácHiện công tác xây dựng hành lang vận tải quốc tế mới và phát triển các hành lang vận tải sẵn có đang diễn ra ở tất cả các tổ chức hội nhập khu vực. Nhiều tuyến đường và dự án vận tải quốc tế tại EAEU và EU có nhiều phần trùng lặp.Điều quan trọng khi phát triển các dự án giao thông vận tải theo giới phân tích là phải tính đến động lực sản xuất đang dịch chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong khi EU vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn trên thế giới.
Các quốc gia EAEU đang rất quan tâm tới việc kết nối hành lang vận tải quốc tế của mình với hành lang Trung-Đông Âu số 2 và số 9 và với hành lang Á-Âu “Đông-Tây” và “Bắc-Nam”.Hành lang vận tải quốc tế “Đông-Tây” xuất phát từ cảng Nakhodka và Vladivostok, theo tuyến đường sắt xuyên Siberia đến Moskva, và sau đó kết nối với hành lang vận tải Trung-Đông Âu số 2 để đi qua Minsk và Warsaw và hướng tới Berlin.Hành lang vận tải quốc tế “Bắc-Nam” bắt nguồn từ Helsinki và kết nối với hành lang giao thông Trung-Đông Âu số 9 để đi qua cảng St-Peterburg và vùng Leningrad đến Astrakhan, sau đó đi qua lãnh thổ Iran để đi vào cảng Bandar Abbas đến bờ biển vịnh Persic và hướng đến Ấn Độ.
Ý nghĩa cơ bản của hành lang này là tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hoá giữa vùng Trung Đông và Baltic. Từ vịnh Persic, Ấn Độ, Pakistan, hàng hoá sẽ đi qua các cảng của Nga và các tuyến đường thuỷ nội địa Tây Bắc và tiếp tục đi đến bất cứ quốc gia nào của châu Âu.
Vị trí địa lý của EAEU có tiềm năng vận tải đáng kể trong hệ thống hàng lang vận tải quốc tế. Rất tiếc là hiện tiềm năng này còn chưa được khai thác một cách đầy đủ, mà trước hết là do sự phát triển không chưa đủ của hậu cần và thiếu đi chính sách vận tải thống nhất hoàn chỉnh. Trong khi đó, EU lại đang nắm giữ một trong những hệ thống vận tải khu vực phát triển nhất trên thế giới.Khi xét tới sự hội nhập với EU, không thể không đề cập đến hình thức sự phát triển của sự hội nhập đó, ví dụ như sự hợp tác với các quốc gia thuộc các hiệp hội khu vực khác, bao gồm việc thông qua dự án “Đối tác phương Đông”.Đây sẽ là bước bổ sung cho con đường hội nhập sâu rộng hơn trong không gian kinh tế-xã hội châu Âu và các quy định của quá trình vận tải. Các lợi ích khách quan từ sự phát triển kinh tế đòi hỏi EU phải xây dựng quan hệ với các quốc gia phía Đông, nghĩa là cần đến các khoản đầu tư chung vào cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA
11:36' - 23/12/2017
Theo Bộ Công Thương, một số mặt hàng dệt may đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina đề xuất thiết lập quan hệ hợp tác giữa Mercosur và EAEU
09:54' - 16/10/2017
Buenos Aires đang thương lượng với các nước thành viên còn lại của Mercosur là Brazil, Paraguay và Uruguay về những khả năng hợp tác với EAEU.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA giữa Việt Nam và EAEU đạt hiệu quả rõ ràng
08:57' - 06/10/2017
Theo tham tán Thương mại Việt Nam tại LB Nga Dương Hoàng Minh, trong một năm qua, FTA giữa Việt Nam và EAEU đã thể hiện hiệu quả rất rõ ràng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao chất lượng sản phẩm để tận dụng lợi thế so sánh với EAEU
18:52' - 25/08/2017
Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của đối tác nhằm tận dụng lợi thế so sánh trước khi EAEU ký kết hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác.
-
DN cần biết
Thực thi EAEU: Doanh nghiệp Việt cần tránh tình trạng mạnh ai nấy lo
08:19' - 05/08/2017
Các doanh nghiệp Việt khi tham gia các FTA giữa Việt Nam và EAEU cần lưu ý và “nhìn nhau” làm, tránh tình trạng mạnh ai nấy lo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này