Tổng thống Vladimir Putin khẳng định kinh tế Nga đang tăng trưởng
Đây là những nội dung cơ bản trong hơn một giờ đầu tiên của chương trình giao lưu trực tuyến “Đường dây trực tiếp” giữa tổng thống và người dân Nga, diễn ra chiều 15/6 (theo giờ Việt Nam).
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, người đứng đầu nước Nga khẳng định nền kinh tế Nga đã chấm dứt suy thoái và chuyển sang giai đoạn tăng trưởng với nhiều tín hiệu tích cực, trong khi lạm phát ở mức thấp kỷ lục 4,1%. Kinh tế Nga đã đạt tăng trưởng trong 3 quý liên tiếp và trong vòng 4 tháng đầu năm nay.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga đạt mức tăng trưởng 0,7%. Tổng thống Putin cho rằng điều đáng lo ngại nhất là thu nhập của người dân giảm mạnh khiến tỷ lệ người sống dưới mức nghèo đói tăng lên. Vào đầu và giữa những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ nghèo đói ở Nga là khoảng 30% dân số, tương đương 40 triệu người.
Do đó, Tổng thống cam kết áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao mức sống của người dân. Ông cho biết tiền lương thực tế từ tháng 7-8/2016 đã bắt đầu tăng nhẹ và tính trong cả năm qua đã tăng 0,7%. Tính đến tháng 4 vừa qua, tiền lương đã tăng 2,3-2,4%.
Đề cập đến các lệnh trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Putin cho rằng trừng phạt là "con dao hai lưỡi" có thể gây tổn hại cho các bên. Tuy nhiên, ông nhận thấy những ưu điểm khi các đối tác áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Ban lãnh đạo nước Nga đã huy động trí tuệ tập thể, kết nối "những bộ não, những người có tài", tập trung vào đa dạng hóa các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, thay vì chỉ phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt. Ông cho rằng những nước áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga bị hứng chịu nhiều thiệt hại hơn.
Theo Tổng thống Putin, Moskva chỉ thiệt hại khoảng 50 – 52 tỷ USD do các biện pháp trừng phạt kinh tế, trong khi đó những nước áp đặt bị thiệt hại khoảng 100 tỷ USD. Ông cho rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế phương Tây không gây hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Nga, trái lại nhờ đó nhiều ngành như chế tạo tên lửa, chế tạo máy, dược, nông nghiệp và một số ngành khác phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Tổng thống Putin nhấn mạnh nếu phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga thì Moskva cũng sẵn sàng xóa bỏ các biện pháp tương tự.
Đây là lần thứ 15 Tổng thống Putin tiến hành giao lưu trực tuyến với người dân, trong đó 11 lần trên cương vị tổng thống và 4 lần trên cương vị thủ tướng. Số câu hỏi người dân đặt ra với vị lãnh đạo của mình cũng tăng từ 400.000 trong chương trình đầu tiên năm 2001 lên 3,25 triệu câu hỏi năm 2015./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bức tranh kinh tế Nga đang dần khởi sắc
19:38' - 04/06/2017
Các tín hiệu lạc quan đã xua đi sự ảm đạm bao trùm nền kinh tế Xứ sở Bạch Dương sau một khoảng thời gian dài chịu ảnh hưởng của giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến lược an ninh kinh tế Nga đến năm 2030
05:30' - 25/05/2017
Chiến lược an ninh kinh tế Nga đến năm 2030 hướng đến việc đảm bảo đáp ứng các thách thức và đe doạ đối với an ninh kinh tế Nga, cũng như ngăn chặn sự sụt giảm chất lượng cuộc sống của người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều dự báo lạc quan về kinh tế Nga
15:27' - 23/05/2017
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận gần đây, 75% số người được hỏi nhận định lệnh trừng phạt nhằm vào Nga không gây khó khăn gì cho gia đình họ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.