Tổng thống Vladimir Putin: “Nước Nga sẽ chỉ tiến lên phía trước”
Tuyên bố này là điều được chờ đợi và kết quả bầu cử ngày 18/3/2018 hầu như đã rõ, song nhiệm kỳ thứ 4 của ông Putin sẽ không giống những nhiệm kỳ trước.
Báo Vzglyad cho rằng bản thân lời tuyên bố này mang hai biểu tượng. Thứ nhất, với việc ông Putin phát biểu tại nhà máy GAZ ở Nizhni Novgorod, điều này nhấn mạnh rằng ông dựa vào quần chúng nhân dân chứ không phải vào giới tinh hoa và thậm chí không dựa vào giới quan chức.Thứ hai, việc ông phát biểu vào ngày mà cả nước đang thảo luận cách phản ứng lại quyết định Nga bị cấm tham dự Thế vận hội mùa Đông 2018 có nghĩa là vào đúng một giai đoạn xung đột mới giữa Nga và phương Tây.
Xung đột với phương Tây là nội dung đối ngoại chính trong nhiệm kỳ thứ 3 của ông, cùng với nhiệm vụ “quốc hữu hóa” những người giàu, tức là các quan chức cao cấp và cán bộ nhà nước phải rút tất cả tài sản ở nước ngoài về nước.Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ 4 sẽ là sự tiếp nối hay diễn tiến không đơn giản của giai đoạn trước. Mặc dù vậy, việc đối đầu với phương Tây không phải là nội dung chính của 6 năm tới. Quyết định của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) sẽ chỉ là phát súng dù nguy hiểm song là phát súng cuối cùng của nhiệm kỳ thứ 3.
Xung đột với phương Tây sẽ lùi về sau, thậm chí về vị trí thứ 2, thứ 3 trong kế hoạch của ông Putin, vì chính cái “phương Tây” đó đang lùi về sau. Sự thống nhất giữa Mỹ và châu Âu đang sụp đổ, giới tinh hoa chống toàn cầu hóa tại Mỹ và châu Âu đang lớn mạnh.
Tất nhiên sức ép và những đòn tấn công vào nước Nga vẫn sẽ tiếp tục, song phương Tây sẽ ngày càng rối trong những mâu thuẫn và vấn đề của mình. Và một số nước nằm trong các vấn đề này sẽ càng bỏ nhiều công sức hơn để khôi phục lại quan hệ với Nga.
Còn bản thân Tổng thống Putin sẽ tập trung chú ý và nỗ lực xây dựng quan hệ của Nga tại phía Nam và Đông – từ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến Trung Quốc, từ Iran đến Nhật Bản, từ khu vực Mỹ Latinh cho đến châu Phi.Trong những năm tới đây, việc hình thành một trật tự thế giới mới sẽ càng có đường nét rõ ràng hơn – từ đẩy bật đồng USD ra khỏi thanh toán quốc tế cho đến xây dựng nên cấu trúc an ninh mới ở châu Á dựa vào Tổ chức An ninh và Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Dự án quan trọng nhất với Nga sẽ là làm sâu sắc hội nhập và mở rộng liên minh Á - Âu. Về tiềm năng, liên minh này sẽ phải bao gồm cả Ukraine, mà cuộc tranh giành đất nước này sẽ luôn là ưu tiên số một không chỉ của chính sách đối ngoại, mà cả đối nội ở Nga.Còn về tổng thể, ông Putin sẽ tập trung vào vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là vấn đề nhân sự, có nghĩa là một giai đoạn thay đổi quy mô giới tinh hoa, thúc đẩy các lực lượng mới, tạo điều kiện cho những con người có tư duy, trung thực, thông minh, có tài, có thể phục vụ đất nước và làm việc trong chính quyền. Đó là chương trình căn bản của ông Putin cho đến năm 2024./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga tiếp tục hứng chịu lệnh trừng phạt từ EU
11:12' - 15/12/2017
Ngày 14/12, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, cho đến tháng 7/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Nga nhận xét về mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Đức
06:30' - 15/12/2017
Báo Độc lập (Nga) số ra ngày 6/12 đăng bài viết cho biết Diễn đàn Chính sách Đối ngoại do Quỹ Korber tổ chức đã diễn ra tại Berlin, Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga: Trung Quốc luôn là đối tác chiến lược của Nga
21:41' - 14/12/2017
Trong cuộc họp báo hàng năm diễn ra ngày 14/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục làm rõ chính sách đối ngoại của Moskva trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin hy vọng quan hệ Nga-Mỹ sẽ bình thường hóa
19:19' - 14/12/2017
Mối quan hệ Nga-Mỹ được quan tâm đặc biệt tại quộc họp báo lớn thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/12.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Putin: Nga cần trở thành một nước hiện đại với nền kinh tế công nghệ cao
18:39' - 14/12/2017
Nước Nga cần phải hướng về tương lai, là một nước hiện đại với hệ thống chính trị linh hoạt, nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng suất lao động phải tăng lên nhiều lần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.