Triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung?
Sau những tuyên bố cứng rắn qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới vấn đề thương mại song phương, theo chuyên gia Bonnie Glaser theo dõi về vấn đề Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cần chờ tới ngày 6/7 để xem Washington và Bắc Kinh có thực sự áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ mỗi bên hay không.
Nếu ngày 6/7 tới, hai bên thực sự bắt đầu áp thuế nhập khẩu 25% như tuyên bố, nhà nghiên cứu Mã Tiêu Tiêu thuộc trường Quan hệ quốc tế và sự vụ công, Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể sẽ bắt đầu. Từ nay tới ngày 6/7, theo Phó Chủ tịch Ủy ban thương mại Mỹ-Trung toàn quốc Erin Ennis, Trung Quốc sẽ quan sát và hai bên vẫn còn thời gian để tiến hành các cuộc đàm phán cuối cùng.Trước đó, nhiều tờ báo bằng tiếng Hoa đưa tin Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn sẽ thăm Mỹ vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7/2018 để đàm phán về vấn đề thương mại Mỹ-Trung.Nguồn thạo tin của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết trong khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc phụ trách đàm phán với phía Mỹ về các vấn đề thương mại cụ thể thì ông Vương sẽ nỗ lực đảm bảo đối thoại ở tầng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ trên tất cả các vấn đề một cách thuận lợi.Ngoài việc làm lắng dịu căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung, ông Vương tới Mỹ còn có một mục đích khác là xóa đi lo ngại của phía Mỹ đối với việc nhà nước Trung Quốc hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Đây là nguyên nhân then chốt gây ra mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tờ Đa chiều cho biết thêm năm 2017 do quá tuổi, ông Vương Kỳ Sơn không còn ở trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng tháng 3 năm nay đã trở lại với cương vị Phó Chủ tịch nước. Ông Vương là tinh anh chính trị trong ê kíp của Chủ tịch Tập Cận Bình và là người duy nhất có kinh nghiệm phong phú trong đàm phán quốc tế và giao lưu qua lại với Mỹ. Ngoài ra, ông Vương am hiểu sự vận hành trong lĩnh vực tài chính. Việc để quan chức này đi Mỹ làm lắng dịu quan hệ song phương dường như là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc, không có ứng cử viên thứ 2 thích hợp hơn.Trên thực tế, năm 1994, ông Vương Kỳ Sơn chuyển từ lĩnh vực nghiên cứu kinh tế nông thôn sang lĩnh vực tài chính tiền tệ, làm Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và có thời gian dài tiếp xúc với người Mỹ, bao gồm việc thúc đẩy thành lập Công ty TNHH cổ phần tài chính quốc tế Trung Quốc, một doanh nghiệp liên doanh giữa Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và tập đoàn Morgan Stanley của Mỹ.Năm 2008, ông Vương Kỳ Sơn làm Phó Thủ tướng trong Nội các của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo được giao trách nhiệm chủ quản lĩnh vực tài chính thương mại, có thời gian dài đàm phán với các đối tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại đối ngoại, bao gồm cả Mỹ. Có thông tin nói rằng Vương Kỳ Sơn xây dựng được mối quan hệ thân thiết trong giới tinh anh của Phố Wall.Tuy nhiên, theo báo Kinh tế, ngay cả trường hợp ông Vương Kỳ Sơn đích thân đi Mỹ đàm phán, e rằng cũng khó có thể ngày một ngày hai hóa giải được mâu thuẫn Mỹ-Trung trong lĩnh vực thương mại vốn đang căng như dây đàn. Nhân tố then chốt nhất là phe cứng rắn ở Mỹ, bao gồm Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navaro đã trở lại giành được sự tín nhiệm ở Nhà Trắng và “bạn bè” của ông Vương Kỳ Sơn chưa chắc có thể giúp giảm căng thẳng Mỹ-Trung.Việc này giải thích tại sao sau khi ông Lưu Hạc đi Mỹ đàm phán về, vấn đề thương mại song phương Mỹ-Trung tưởng chừng như đã lắng dịu, nhưng sau đó Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thay đổi, tuyên bố áp thuế 25% với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và vài ngày sau lại đe dọa áp thuế trừng phạt 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc khác.TTXVNTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ủng hộ biện pháp hạn chế đầu tư từ nước ngoài
20:22' - 27/06/2018
Ngày 27/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ siết chặt kiểm soát đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm cũng như việc xuất khẩu các mặt hàng này.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Trung - Mỹ
18:05' - 27/06/2018
Ngày 27/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đang ở thăm Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước.
-
DN cần biết
Ngành than Mỹ quan ngại tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến xuất khẩu
14:36' - 27/06/2018
Các công ty khai thác than Mỹ đã bày tỏ quan ngại rằng cuộc tranh chấp thương mại leo thang giữa Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc có thể sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thận trọng trước khi Mỹ công bố quyết định hạn chế đầu tư
13:18' - 27/06/2018
Ngày 27/6, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố, Bộ này sẽ đánh giá những tác động tiềm tàng đối với các công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi những biện pháp hạn chế đầu tư sắp được Mỹ công bố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.