Trung Quốc khuyến khích các tập đoàn khai khoáng tăng cường vị thế tại châu Phi

15:11' - 09/02/2017
BNEWS Trung Quốc khuyến khích các tập đoàn khai khoáng trong nước tăng cường các hoạt động mua bán, sáp nhập và tham gia hàng loạt vào các dự án khai thác mỏ tại Châu Phi.
Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các dự án khai khoáng tại châu Phi. Ảnh: Mining.com

Trong khi chỉ riêng Trung Quốc chiếm tới 43% nhu cầu kim loại cơ bản như sắt, đồng, bô xít, nhôm, mangan, thì các doanh nghiệp nước này vẫn còn chưa có tiếng tăm và chỉ được xếp hạng trung bình trong ngành khai khoáng.

Ông Magnus Ericsson, chuyên gia phân tích và là giáo sư kinh tế mỏ tại Đại học công nghệ Lulea (Thụy Điển), nhấn mạnh trong số 25 tập đoàn khai khoáng lớn nhất thế giới, thì mới chỉ có 1 doanh nghiệp Trung Quốc.

Dẫu vậy, nhiều doanh nghiệp khai khoáng đang dần có được kinh nghiệm và bắt đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp phương Tây, nhất là tại châu Phi, nơi mà các doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ ngoại giao và tài chính có hiệu quả từ phía chính phủ của họ.

Mới đầu chỉ đơn giản là những người mua hay kinh doanh khoáng sản, dần các doanh nghiệp Trung Quốc trở thành những cổ đông chính trong các dự án khai thác mỏ, trước khi một số trong số này giành được quyền trực tiếp khai thác.

Các tập đoàn khai khoáng lớn của Trung Quốc tại châu Phi phần lớn đều là các doanh nghiệp nhà nước hoặc đã được cổ phần hóa nhưng Nhà nước nắm quyền chi phối và có một doanh nghiệp niêm yết tại Hong Kong (Trung Quốc) để có thể thu hút vốn từ các thị trường tài chính.

Để xây dựng thành các tập đoàn lớn, Trung Quốc thực hiện tái cấu trúc trong số các doanh nghiệp hoạt động tại nước ngoài. Do vậy, Nhà nước tạo thuận lợi hóa để tái cấu trúc và biến thành các doanh nghiệp lớn.

Hoạt động mua bán, sáp nhập đã giúp tập đoàn BaoSteel mua được Wuhan Iron and Steel Corp năm 2016 đang hoạt động tại Mozambique là những điển hình.

Trung Quốc cũng khuyến khích các tập đoàn khai mỏ đa dạng hóa ngành nghề khi mà phần lớn trong số đó chỉ chuyên vào khai thác khoáng sản. Chinalco, doanh nghiệp lớn trong ngành bô xít và nhôm hiện đang quan tâm đến sắt tại Guinea và China Molybdenum muốn mua mỏ đồng Tenke Fungurume tại CHDC Congo.

Mặt khác, để tăng hiệu quả, các tập đoàn này không còn hoàn toàn chỉ sử dụng lao động Trung Quốc. Các doanh nghiệp này cũng đã sử dụng nguồn lao động địa phương nhằm tránh tình trạng người dân các nước sở tại biểu tình đòi các công ty nước này phải tuyển dụng người địa phương.

Một số doanh nghiệp Trung Quốc không còn ngần ngại trong việc sử dụng các cán bộ người nước ngoài có trình độ cao. Đó là trường hợp của China Minmetals Corporation sau khi mua lại Anvil Mining, một doanh nghiệp của Canada khai thác đồng tại CHDC.

Một số khác như Chinalco chọn cách sát cánh cùng với các đối tác phương Tây có tiếng trước khi có thể giành được quyền khai thác.

Sau 5 năm liên doanh với Rio Tinto trong việc khai thác mỏ sắt Mont Simandou, Chinalco đã mua lại cổ phần trị giá 1,3 tỷ USD (1,2 tỷ euro) hồi tháng Chín vừa qua.

Ông Magnus Ericsson dự báo các công ty Trung Quốc hiện vẫn chưa cạnh tranh được với các tập đoàn lớn như Rio Tinto, BHP Billiton và Anglo American nhưng họ sẽ trở thành các tập đoàn khai mỏ lớn trong tương lai.

Trong những năm tới, họ sẽ chiếm thị phần tại châu Phi nhất là những tháng qua tận dụng cơ hội mua các mỏ với giá rẻ do giá nguyên liệu lao dốc. Đầu tư mà các tập thực hiện vào các dự án đã khai thác./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục