Tương đồng thú vị giữa tân Tổng thống Donald Trump và Tổng thống thứ 7 Andrew Jackson
Bên cạnh ngoại hình tương đồng, cả hai đều thẳng thắn, bộc trực. Vị tỉ phú của đảng Cộng hòa còn gợi nhớ đến ông Jackson ở khá nhiều điểm.
Cả hai đều là những người đi đầu, chú tâm đến sự thịnh vượng của nước Mỹ và công dân Mỹ hơn là các cuộc chiến ở nước ngoài làm suy yếu sức mạnh đất nước, gây thiệt hại về tiền bạc, quân đội.
Cả hai đều tuân theo giáo lý dựa trên nền tảng và niềm tin Cơ đốc giáo thay vì những học thuyết tiến bộ thách thức các hệ thống giá trị Mỹ truyền thống.
Hai người đều bị giới ngân hàng công kích mạnh mẽ. Thành tựu lớn nhất của ông Andrew Jackson, theo chính lời ông, là "tiêu diệt ngân hàng", không gia hạn hiến chương hoạt động cho Ngân hàng thứ Hai của Mỹ (Second Bank of the United States) vào năm 1833.
Đây chính là ngân hàng nhà nước, tiền thân của Cục Dự trữ liên bang. Ông Jackson đã dùng quyền lực của mình để rút hết quỹ liên bang ra khỏi ngân hàng này trong một cuộc đấu được đặt tên là "Chiến tranh Ngân hàng".
Hiện tại, ông Donald Trump cũng bị các nhà băng quốc tế bủa vây và chỉ trích, những người không muốn ông lên nắm quyền vì sợ ông sẽ quỵt hoặc đàm phán lại khoản nợ cắt cổ 23.000 tỷ USD.
Ông Andrew Jackson phản đối quyền lực chính trị và kinh tế lớn bất thường của ngân hàng cũng như sự giám sát yếu kém của quốc hội đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đây chính là cấu trúc quyền lực mà ông Donald Trump đang vận động chống lại.
Ông Andrew Jackson dù được biết đến là "khó bảo và hung bạo" nhưng lại là "người của quần chúng". Ông đã kêu gọi điều tra các chính sách của ngân hàng và nghị trình chính trị ngay khi ngồi vào Nhà Trắng hồi tháng 3/1829. Ông đã có kế hoạch rõ ràng nhằm thách thức tính hợp hiến của giới ngân hàng.
Để phản ứng lại, giám đốc Ngân hàng thứ Hai của Mỹ đã ra mặt, cậy nhờ nghị sĩ quốc hội cùng các doanh nhân hàng đầu, để chiến đấu chống ông Jackson. Ngày nay, các ngân hàng sử dụng truyền thông chính thống và các tổ chức quyền phụ nữ, người da màu, người thiểu số, người đồng tính cực đoan để tấn công, chửi bới, nói xấu hay thậm chí đe dọa ông Donald Trump.
Cả hai đều bảo vệ danh tiếng của vợ khi họ bị công kích. Năm 1806, ông Andrew Jackson đã hạ sát một người đàn ông khi người đó gọi vị hôn phu của ông là kẻ hai chồng. Ông Jackson nói rằng ông có thể tha thứ cho những ai xúc phạm ông, nhưng sẽ không làm thế với những người tấn công vợ mình.
Trong khi đó, ông Donald Trump cũng đã mạnh miệng bảo vệ danh dự cho người vợ Melania khi bà bị phỉ báng trên báo chí là "người nhập cư bất hợp pháp", "gái điếm" hay bất kì tên gọi nào khác.
Cả ông Andrew Jackson lẫn Donald Trump đều có được đa số phiếu so với các ứng cử viên khác trong các cuộc bầu cử, nhưng đều bị chỉ trích trong quốc hội lẫn trên truyền thông.
Cả hai đều liên quan chặt chẽ đến hoạt động mua bán và thỏa thuận bất động sản. Năm 1794, ông Jackson kết hợp với luật sư John Overton để mua đất, kể cả đất trong phạm vi quân sự.
Ông là một trong ba nhà đầu tư đầu tiên lập nên thành phố Memphis ở bang Tennessee năm 1819. Ông Donald Trump đương nhiên là nhà đầu tư và phát triển bất động sản nổi tiếng nhất mà thế giới từng biết đến.
Ông Jackson thúc đẩy các giá trị của đảng Cộng hòa tồn tại từ thời chiến tranh giải phóng và có cái nhìn hạn chế quyền của nhà nước và chính phủ liên bang. Ông lo sợ các lợi ích tiền bạc và kinh doanh sẽ phá hoại những giá trị Cộng hòa. Ông Donald Trump gần như nhắc lại những ý tưởng đó trong các bài phát biểu của mình.
Ông Jackson tin rằng quyền lực của tổng thống đến từ tay người dân và thay vì lựa chọn những người có uy quyền từ trước hay những người được đảng ưa thích vào nội các, ông chấm những doanh nhân ngay thẳng. Ông Trump cũng ủng hộ các doanh nhân hơn là những chính trị gia truyền thống.
Ông Jackson vướng vào không ít tin đồn sai lạc nhằm hủy hoại thanh danh ông, ví dụ như cho rằng ông coi thường quyền của phụ nữ. Ông Trump cũng hứng chịu những tin đồn tương tự.
Trong gần 30 năm, ông Donald Trump tuyên bố rằng các nước nên trả cho Mỹ số tiền nước Mỹ xứng đáng được hưởng vì Mỹ đã bảo vệ quân sự cho họ, cũng như đòi họ tôn trọng các thỏa thuận thương mại.
Năm 1834, ông Jackson cũng tức giận vì chính phủ Pháp không trả tiền bồi thường thiệt hại. Và trong thông điệp liên bang năm 1834, ông Jackson đã nghiêm khắc cảnh cáo chính phủ Pháp, nói rằng chính quyền liên bang "vô cùng thất vọng" với người Pháp và đòi quốc hội cho phép trả đũa thương mại với nước này.
Các nước thường xuyên cảm thấy chán nản vì chính sách "nước Mỹ trước tiên" của ông Andrew Jackson và vì ông sẵn sàng gièm pha, phản đối họ đã "lợi dụng nước Mỹ". Họ thậm chí cảm thấy bị xúc phạm bởi lời nói của ông Jackson. Người Pháp đòi ông phải xin lỗi. Trong thông điệp liên bang năm 1835, ông Jackson đã từ chối xin lỗi.
Ông tin rằng chính phủ Pháp cố tình trì hoãn trả tiền. Sau đó, Pháp đã chấp nhận các tuyên bố của ông Jackson và trả đền bù vào đầu năm 1836. Điều này không khác gì với ông Donald Trump khi ông làm các nước như Anh hay Mexico nổi giận vì những lời nói “chỉ biết đến nước Mỹ” của mình.
Cả ông Andrew Jackson lẫn Donald Trump đều bị cáo buộc là bộc trực. Sử gia Brands nói rằng về ông Jackson: Sự táo bạo nhân danh nhân dân của ông khiến ông có nhiều kẻ thù. Một sử gia khác là Remini cho rằng ông Jackson có thể kiềm chế cơn giận và dùng nó làm công cụ để đạt được điều mình muốn trước các vấn đề công và tư.
Ông Brands nhận thấy các đối thủ của ông Jackson thậm chí còn sợ hãi trước sự điềm tĩnh của ông. Gần như những điều này đều có thể dùng để mô tả ông Trump.
Cuối cùng, như đã nói ở trên, cả hai đều là những người đàn ông cao lớn với mái tóc vàng sáng trông bướng bỉnh cùng đôi mắt xanh sắc sảo. Ông Jackson cao tới 1,85 m (rất cao vào thời đó), nặng khoảng 64 kg - trông ông Trump không khác gì anh em sinh đôi của ông Jackson.
>>>Bầu cử Mỹ 2016: Tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống
>>>Tương đồng thú vị giữa tân Tổng thống Donald Trump và Tổng thống thứ 7 Andrew Jackson
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Tỷ phú Donald Trump nới rộng cách biệt
10:31' - 09/11/2016
Tính đến 10h30 sáng ngày 9/11 (giờ Việt Nam), sau khi kiểm phiếu tại 27 bang và thủ đô Washington DC, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump tiếp tục vượt lên dẫn trước.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump vượt lên dẫn trước
09:24' - 09/11/2016
Ông Donald Trump đã vượt lên dẫn trước bà Hillary Clinton với cách biệt 32 phiếu đại cử tri.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Các nghị sĩ Dân chủ kiện ông Donald Trump đe dọa cử tri
11:33' - 01/11/2016
Các nghị sĩ đảng Dân chủ đã kiện ứng cử viên của đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, tỷ phú Donald Trump, vì đã tiến hành "chiến dịch hăm dọa cử tri" tại 4 bang "chiến địa".
-
Kinh tế Thế giới
Donald Trump - “nỗi phiền muộn” của nước Mỹ?
07:03' - 21/10/2016
Chỉ còn gần một tháng nữa, người dân Mỹ sẽ biết được chủ nhân mới của Nhà Trắng khi mà cuộc đua giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump đang bước vào chặng nước rút.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.