Tương lai thỏa thuận thương mại tự do Canada – Trung Quốc (Phần 2)
Trong bài viết mang tựa đề “Tiến tới một thỏa thuận”, nhóm tác giả John Gruetzner và Phil Calvert cho rằng việc đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc, cho dù dưới bất kỳ hình thức nào, Thỏa thuận Thương mại Tự do (FTA) hay Thỏa thuận Đối tác Kinh tế (EPA), cũng cần phải được đặt trong khuôn khổ chiến lược can dự lớn hơn của Canada đối với Trung Quốc, đặc biệt (nhưng không nhất thiết) là chiến lược mở rộng quan hệ thương mại.
Đây phải là cách tiếp cận nhất quán của Canada trên cơ sở nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của các chính quyền tỉnh bang, sự kết hợp chặt chẽ của khu vực tư nhân, các cơ sở giáo dục và các bên liên quan khác.
Lâu nay, Bộ các vấn đề toàn cầu của Canada đã tham gia vào các dự án nâng cao năng lực cho châu Á. Giờ là lúc bộ này cần tiến hành phân tích, đánh giá tổng thể để hỗ trợ các doanh nghiệp Canada tham gia sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Canada (EDC), Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Canada (BDC), Tổng công ty Thương mại Canada (CCC) và Ngân hàng Hạ tầng Canada (CIB) cần lôi kéo sự tham gia tích cực hơn của khu vực tư nhân. Ngoài ra, EDC cần được trao quyền giám sát trực tiếp vốn chủ sở hữu của Canada trong Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Trong khi đó, Bộ Tài chính và Văn phòng Giám sát các thể chế tài chính nên phối hợp với các định chế tài chính xây dựng bộ quy tắc hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức chung về các thị trường toàn cầu, trong đó có thị trường Trung Quốc.
Trong các cuộc đàm phán thương mại tự do, thông thường các bên sẽ phải đưa ra những nhượng bộ nhất định để có thể tìm đến điểm chung và làm tăng khả năng tiếp cận thị trường của nhau.
Trung Quốc sẽ có những đòi hỏi riêng của họ, trong đó có thể sẽ có một vài điều tương đối nhạy cảm như dỡ bỏ giới hạn đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu mỏ của Canada đối với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, một quy định được đưa ra dưới thời chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Bảo thủ Stephen Harper.
Ngoài ra, các nhà đàm phán của Trung Quốc cũng sẽ tham khảo các điều khoản tiếp cận thị trường Canada trong Thỏa thuận Thương mại và Kinh tế Toàn diện Canada – EU (CETA) sẽ chính thức có hiệu lực trong nay mai để áp dụng cho FTA hay EPA Canada – Trung Quốc. Những nhượng bộ của Ottawa trong việc đàm phán lại Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng sẽ tác động tới nghị trình đàm phán giữa Canada và Trung Quốc.
Canada cần phải luôn duy trì nền tảng quan trọng nhất của việc cải thiện quan hệ đối tác kinh tế với Trung Quốc. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hứa hẹn đem lại nhiều tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Canada.
Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng là thị trường khó xác định lợi nhuận do có quá nhiều yếu tố khác biệt về chi phí vốn, cạnh tranh, quy mô kinh tế, mô hình kinh tế (Trung Quốc đang chuyển đổi từ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường đầy đủ), khoảng cách địa lý và những vấn đề liên quan đến nhân quyền, quyền sở hữu trí tuệ.
Quan trọng hơn, thỏa thuận thương mại tự do giữa Canada và Trung Quốc phải phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng hai bên, chứ không phải chỉ phục vụ cho tầng lớp chính trị.
Thỏa thuận đó phải loại bỏ được các trở ngại mang tính hệ thống đối với thương mại và đầu tư, cải thiện đời sống người dân trên cơ sở tôn trọng các giá trị và quan ngại về xã hội, văn hóa và môi trường.
Nó cũng sẽ đòi hỏi phải có các cuộc tham vấn minh bạch và toàn diện với các doanh nhân, học giả, tổ chức xã hội dân sự, quốc hội, các chính đảng đối lập, chính quyền địa phương, đặc biệt trong quá trình xây dựng chiến lược đàm phán và xác định vị thế đàm phán của Canada.
Ngoài ra, thỏa thuận thương mại tự do không được làm thay đổi những yếu tố chính đang giúp các doanh nghiệp Canada phát triển thành công ở Trung Quốc, như về tiếp thị, thương hiệu, chất lượng, giá cả và dịch vụ.
Nói tóm lại, sẽ có rất nhiều cơ hội lớn mở ra cho Canada nếu như có được quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên không vì thế được quên đi những khó khăn đang chờ trước mắt.
Canada cần có cách tiếp cận sáng tạo nhưng thận trọng trong việc đạt được thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc trên cơ sở nhận thức rõ những lợi ích cho doanh nghiệp Canada và đặt thỏa thuận với Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu rộng lớn hơn.
Đây là một sáng kiến mang lại tiềm năng lớn, nhưng cần được tiến hành cẩn trọng và sáng suốt chứ không thể nóng vội./.
- Từ khóa :
- thương mại tự do
- Canada
- Trung Quốc
- CETA
- NAFTA
- quan hệ thương mại
- AIIB
- ADB
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thỏa thuận thương mại tự do Canada – Trung Quốc (Phần 1)
17:02' - 31/03/2017
Giữa bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và tư tưởng bài thương mại tự do đang nổi lên, Canada và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác, sẵn sàng bỏ qua các mô hình FTA cũ để tạo ra một thỏa thuận mới cùng có lợi.
-
Ngân hàng
Canada chính thức gia nhập ngân hàng AIIB
08:00' - 24/03/2017
Ngày 23/3, Canada đã chính thức gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc sáng lập sau khi được ngân hàng này chấp thuận trong đợt xem xét thành viên vòng hai.
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Hàng triệu người mất việc làm khi áp dụng công nghệ
14:18' - 21/03/2017
Nền kinh tế Canada sẽ mất đến 7,5 triệu việc làm do sự phát triển của tự động hoá và trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA không quá quan trọng đối với Canada
06:00' - 14/02/2017
Giáo sư Keith Head thuộc Đại học British Columbia khẳng định FTA giữa Canada và Mỹ đã được ký từ năm 1988 có tác động đến nền kinh tế của Canada lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của NAFTA.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ và Canada cảnh báo hậu quả nếu phá vỡ NAFTA
07:41' - 08/02/2017
Giới doanh nghiệp Mỹ đánh giá những động thái nhằm xóa bỏ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ hủy hoại nền kinh tế của ba nước thành viên là Canada, Mexico và Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.