Giới doanh nghiệp Mỹ và Canada cảnh báo hậu quả nếu phá vỡ NAFTA
Phát biểu ngày 6/2 với các doanh nhân tại thủ đô Ottawa của Canada, trước thềm cuộc gặp Thủ tướng Justin Trudeau, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ, Thomas Donohue cho biết Canada và Mexico là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Mỹ. Rút khỏi NAFTA sẽ phương hại tới lợi ích của người lao động, các doanh nghiệp và nền kinh tế hai nước.
Ông Donohue cũng cho rằng Mỹ nên duy trì NAFTA với tư cách là một thỏa thuận thương mại riêng rẽ, thay vì thương lượng các thỏa thuận song phương với Canada và Mexico. Các nước cần tiếp tục duy trì văn kiện này để không gây tổn hại tới tổng kim ngạch thương mại đa phương trị giá 1.300 tỷ USD hiện nay.
Kể từ khi ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái, các quan chức cấp cao của Canada đã nhấn mạnh với giới chức Mỹ về mối quan hệ gần gũi về kinh tế giữa hai nước. Bản thân Thủ tướng Trudeau cũng đề cập đến 9 triệu việc làm Mỹ đang dựa vào việc xuất khẩu hàng hóa sang Canada.
Trong khi đó, người đứng đầu Phòng Thương mại Canada, Perrin Beatty lưu ý rằng Tổng thống Trump đã cam kết thúc đẩy tạo việc làm, nhưng không thể thực hiện mục tiêu này bằng cách phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp khác. Trên thực tế, cả Canada và Mexico đã tuyên bố sẵn sàng cùng chính quyền mới của Mỹ xem xét lại thỏa thuận thương mại tự do NAFTA.
Ngay sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, trang web của Nhà Trắng đã cập nhật những thông tin phản ánh các cam kết mà vị tân tổng thống đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử về việc tái đàm phán NAFTA liên kết Mỹ, Mexico và Canada. Ông từng chỉ trích NAFTA là thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất mà Mỹ đã ký kết, đồng thời cam kết sẽ tái đàm phán hoặc xóa bỏ hiệp định này.
Theo nguyên tắc của NAFTA, một quốc gia thành viên bất kỳ có thể rút khỏi hiệp định này chỉ đơn giản bằng cách thông báo cho các thành viên còn lại. Việc thông báo sẽ kích hoạt quá trình 180 ngày cho phép các thành viên có những cuộc đàm phán mới về thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận mới nào đạt được, hiệp định này sẽ không còn hiệu lực.
NAFTA, có hiệu lực từ năm 1994, đã trở thành nền tảng trong mọi chính sách kinh tế của Mexico. Hàng hóa xuất khẩu của Mexico được hưởng lợi nhiều từ hiệp định này với mức thuế ưu đãi. Mỹ hiện là đối tác thương mại số 1 của Mexico, với kim ngạch trao đổi thương mại bình quan hàng năm trên 530 tỷ USD. Hơn 81% xuất khẩu của Mexico là sang thị trường Mỹ và ngược lại, 46% nhập khẩu cũng từ quốc gia láng giềng phía Bắc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump muốn thương lượng lại NAFTA
15:27' - 03/02/2017
Tổng thống Donald Trump chỉ trích NAFTA là "thảm họa" đối với Mỹ nhưng vẫn muốn thương lượng lại hơn là hủy bỏ hiệp định.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico dọa rời khỏi NAFTA nếu không đạt được lợi ích khi đàm phán lại
08:04' - 25/01/2017
Bộ trưởng Ildefonso Guajardo khẳng định việc hiện đại hóa NAFTA phải dựa trên nguyên tắc các bên liên quan đều đạt được lợi ích.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trấn an Canada về NAFTA
14:43' - 24/01/2017
Cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ là ông Stephen Schwarzman, đã có chuyến thăm bất ngờ tới Canada để trấn an nước này về sắc lệnh hành pháp của ông Trump về việc đàm phán lại NAFTA.
-
Kinh tế Thế giới
Điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng thống đắc cử Mỹ dẹp bỏ NAFTA?
13:11' - 13/11/2016
Nếu Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump hủy bỏ NAFTA, hơn 5 triệu người Mỹ sẽ mất việc làm và những hệ lụy có thể dẫn tới khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới bị suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Lộ trình thảo luận NAFTA thay đổi sau cuộc bầu cử ở Mỹ
14:56' - 11/11/2016
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đã thay đổi lộ trình thảo luận về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ và Mexico.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.