Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
Ngày 22/11, tại thành phố Cần Thơ, Ban quản lý dự án "Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam" do Liên minh châu Âu tài trợ (được thực hiện bởi Tổ chức Oxfam Việt Nam cùng Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững ) phối hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị "Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam".
Tham dự hội nghị có đại diện Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững, Viện nghiên cứu, các Sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và gần 400 nông dân, doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản có ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi ở các tỉnh thành khu vực ĐBSCL. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện các công ty, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản, những quy trình, kỹ thuật cải tiến góp phần phát triển sản xuất ngành tôm theo hướng bền vững, chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp nuôi an toàn, hiệu quả cũng như giải đáp những trở ngại, khó khăn về kỹ thuật, môi trường, định hướng giải pháp cũng như chính sách trong phát triển ngành tôm. Phát biểu khai mạc hội nghị, Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho biết, hội nghị "Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam" được tổ chức đầu tiên tại Việt Nam nhằm chia sẻ những công nghệ tiên tiến nhất, những đổi mới đã, đang và có thể là triển vọng áp dụng hiệu quả trong ngành thủy sản có hiệu quả thời gian tới. Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững cho biết, trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp- thủy sản tại các nước như Isreal, châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan...và tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất như giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường... Tại Việt Nam, công nghệ 4.0 đã được nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy trong những năm gần đây và tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.Nuôi trồng thủy sản đang đóng góp trên 60% sản lượng thủy sản toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho trên 1 triệu lao động trong lĩnh vực nuôi.
Bên cạnh đó, nuôi thủy sản cũng còn gặp phải những khó khăn thách thức như: dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát các vấn đề môi trường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa tốt, còn lãng phí trong quá trình nuôi...Hội thảo là dịp để hỗ trợ người nuôi thủy sản và các công ty trong việc nâng cao hiệu quả trong quá trình nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm.../.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đào tạo lại nguồn nhân lực chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở nên cấp bách
19:44' - 30/10/2017
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo nên nhiều cơ hội mới cho các nền kinh tế khi máy móc tự động hóa thay thế con người nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí nhân công và thủ tục hành chính.
-
DN cần biết
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội gì cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
18:11' - 23/10/2017
Nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông dân không thể đứng ngoài nông nghiệp 4.0
12:06' - 14/10/2017
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt và nhiều quốc gia, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát
14:27'
Ngày 23/5, tại Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND tỉnh Bình Định đã thống nhất quyết nghị bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chuyển đổi trạng thái và cắt giảm tối đa thủ tục hành chính
13:47'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về phát triển kinh tế- xã hội, một số dự án luật, nghị quyết đang được cho ý kiến.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Cải cách thể chế mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
13:45'
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 4 tháng đầu năm, tình hình thế giới khó khăn, một số nền kinh tế lớn sức mua, sức bán sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai các dự án thành phần Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
12:36'
Tỉnh Ninh Thuận đang dồn lực triển khai các dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ cho hai dự án nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.