Việt Nam cam kết thực hiện Công ước Luật Biển, phát triển bền vững biển và đại dương
Từ ngày 11-14/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hội nghị lần thứ 28 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã diễn ra với sự tham dự của hơn 100 quốc gia thành viên UNCLOS, cùng đại diện các cơ quan được thành lập theo Công ước, bao gồm: Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương (ISA) và Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ (CLCS) và đại diện một số tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực biển và đại dương.
Phát biểu tại hội nghị, nhiều nước chia sẻ các thách thức mà quản trị đại dương và biển trên thế giới cũng như tại từng nước đang phải đối mặt như: ô nhiễm biển, cạn kiệt tài nguyên, khai thác thuỷ sản quá mức và bất hợp pháp, biến đổi khí hậu, mực nước biển tăng, suy giảm đa dạng sinh học ở nhiều vùng biển và nhiều thay đổi trong các quá trình sinh hoá ở các tầng biển sâu...
Cùng với các tranh chấp biển còn tồn tại ở nhiều nơi, các nhân tố trên tác động lớn đến bảo tồn và sử dụng bền vững biển. Các nước nhấn mạnh phải đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí và cam kết trong khuôn khổ Mục tiêu phát triển bền vững về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển, trong đó UNCLOS tiếp tục là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia ven biển.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, đã phát biểu, nêu rõ: Là một quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển, đồng thời nhận thức rõ tác động tiêu cực của các tranh chấp biển đảo đến bảo tồn và sử dụng biển bền vững. Việt Nam luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Việt Nam hoan nghênh nỗ lực chung của các quốc gia liên quan nhằm xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hoà bình, ổn định và phát triển bền vững, trong đó có việc khởi động đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Việt Nam kêu gọi các tất cả các quốc gia thành viên tuân thủ đầy đủ các quy định của Công ước, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thúc đẩy sử dụng biển và đại dương một cách bền vững, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại các vùng biển, tránh các hoạt động đơn phương, trong đó có hoạt động quân sự hoá các cấu trúc đang chiếm đóng, đi ngược lại với mục tiêu của UNCLOS, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tài nguyên biển, cũng như quyền lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia theo UNCLOS và tiến trình xây dựng các quy tắc ứng xử.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam ủng hộ chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU), thông tin về các nỗ lực của Việt Nam đấu tranh phòng chống khai thác IUU và khẩn trương tiến hành các thủ tục nội bộ để trở thành thành viên Hiệp định về bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa (UNFSA), Hiệp định về các biện pháp của các quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại và xoá bỏ khai thác IUU (PSMA), đồng thời nhấn mạnh công tác phòng chống khai thác IUU cần tính đến hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, nhất là ở những nước mà việc khai thác thuỷ sản chủ yếu ở quy mô nhỏ và cần bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển nghề cá bền vững và mục tiêu an sinh xã hội, sinh kế cho cộng đồng dân cư ở các vùng duyên hải.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh Việt Nam cam kết tôn trọng và thực thi đầy đủ các quy định của Công ước, hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế bảo tồn và phát triển bền vững biển và đại dương vì tương lai chung của nhân loại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn tuân thủ Công ước CWC và lên án việc sử dụng vũ khí hóa học
20:39' - 07/05/2018
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia để thực hiện CWC vào năm 2005 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2014.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp hưởng lợi gì từ việc áp dụng sổ tạm quản ATA theo Công ước Istanbul?
14:45' - 25/12/2017
Các doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi áp dụng sổ tạm quản ATA theo công ước Istanbul.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kiểm định khí thải
21:07' - 22/12/2024
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, chu kỳ kiểm định khí thải được thực hiện cụ thể với 3 mốc thời gian.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024
19:47' - 22/12/2024
Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công, khảo sát các dự án hạ tầng tại Lào Cai
19:35' - 22/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp đào tạo kỹ sư chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đô thị
18:46' - 22/12/2024
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên sẽ được cấp bằng Đại học chính quy ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
18:45' - 22/12/2024
Bộ Tài chính vừa có công văn số 13900/BTC-CST về việc lấy ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ 8 dự án trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông
18:44' - 22/12/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Công điện đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều tập đoàn lớn của UAE muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
14:38' - 22/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến những bước phát triển khởi sắc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, với ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn của UAE mong muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ trở thành những thôn kiểu mẫu, làng hạnh phúc
12:35' - 22/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng, 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển mọi mặt, trở thành những thôn kiểu mẫu, làng hạnh phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất
12:02' - 22/12/2024
Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.