Doanh nghiệp hưởng lợi gì từ việc áp dụng sổ tạm quản ATA theo Công ước Istanbul?


Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo về sổ ATA theo Công ước Istanbul” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25/12.
Ông Nguyễn Toàn, nguyên Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Tổng Cục Hải quan cho biết, Việt Nam hiện đang chuẩn bị cho việc áp dụng cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul với sự thống nhất của Quốc hội vào tháng 9/2017. Tạm quản là thủ tục hải quan theo đó một số hàng hóa (kể cả phương tiện vận tải) được nhập vào lãnh thổ hải quan mà không phải đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.
Theo ông Nguyễn Toàn, việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hưởng khá nhiều lợi ích.
Cụ thể, từ trước tới nay, các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hóa, thiết bị, máy móc đều phải thực hiện thủ tục theo quy trình mở tờ khai hải quan, đóng thuế, sau khi tái xuất sẽ phải làm thủ tục để được hoàn thuế theo quy định.
Sau khi tham gia công ước Istanbul, các doanh nghiệp sẽ chỉ phải xin cấp sổ tạm quản ATA một lần tại quốc gia chủ hàng hóa cho tất cả các hoạt động tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hóa qua nhiều quốc gia thành viên trong suốt thời gian là 1 năm. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hải quan, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong việc xuất – nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ các dự án xây dựng sẽ thấy rõ lợi ích từ sổ tạm quản.
Nhiều chuyên gia cho rằng, áp dụng sổ tạm quản ATA là một trong những biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động thương mại hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa phục vụ sự kiện, triển lãm, hội chợ…Không chỉ có doanh nghiệp được hưởng lợi, việc áp dụng cơ chế tạm quản cũng giúp hoạt động thông quan của các cơ quan hải quan thuận lợi hơn rất nhiều.
Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại, VCCI cho rằng, sổ tạm quản ATA giống như “hộ chiếu” của hàng hóa, giúp hàng hóa được thông quan nhanh chóng hơn. Cơ quan hải quan cũng giảm thiểu được một khối lượng đáng kể các công việc liên quan đến giấy tờ hành chính, cải thiện năng suất thông quan.
Đặc biệt, sẽ không có hiện tượng thất thu thuế đối với các hàng hóa kê khai tạm nhập rồi “mất tích” nhờ áp dụng mức quỹ bảo lãnh tương đương với 110% thuế, phí của lô hàng hóa. Thêm vào đó, việc thực hiện cơ chế tạm quản cũng sẽ giúp thúc đẩy quan hệ đối tác giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp thay vì quan hệ quản lý – bị quản lý như trước đây.
Theo bà Trần Thị Thu Hương, thời gian đầu, Việt Nam chỉ lựa chọn phụ lục tham gia cơ chế tạm quản theo công ước Istanbul là các hàng hóa phục vụ hội chợ, triển lãm là bước thăm dò, doanh nghiệp có thể lựa chọn việc xin cấp sổ tạm quản ATA hoặc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Nếu việc áp dụng thuận lợi, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia cơ chế tạm quản cho các nhóm mặt hàng khác. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin, quy trình xin cấp sổ tạm quản để lựa chọn giải pháp thông quan thuận lợi nhất.
Công ước Istanbul được ký kết từ ngày 26/6/1990, có hiệu lực từ ngày 27/11/1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) với mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và hài hòa hoá các thủ tục tạm quản, giúp cơ quan quản lý kiểm soát tốt hàng hóa tạm nhập, tái xuất và tạm xuất, tái nhập.
Tính đến tháng 10/2017, có 68 quốc gia tham gia và thực hiện theo công ước Istanbul. Ngoài ra, có một số quốc gia, vùng lãnh thổ cũng đang thực hiện cơ chế tạm quản song phương./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt còn hạn chế trong tham gia chuỗi cung ứng
18:29' - 24/12/2017
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển mạnh hạ tầng viễn thông
12:22' - 23/12/2017
Năm 2017, các doanh nghiệp viễn thông đã đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng đảm bảo sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã có thay đổi về chất
16:32' - 22/12/2017
Trước kia số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa cao nhưng mang tính hình thức. Đến nay, cổ phần hoá bán được nhiều hơn, có sự tham gia của các đối tác, đây là sự thay đổi rất quan trọng về chất.
-
DN cần biết
Nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp
19:30' - 21/12/2017
Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Cần Thơ tổ chức hội thảo “Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với hoạt động khởi nghiệp”.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu đầu tư tại Hải Phòng
20:44' - 10/08/2022
Ngày 10/8, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp phụ trợ của Tập đoàn LG, Hàn Quốc.
-
DN cần biết
Cảnh báo doanh nghiệp về chính sách nhập khẩu mì của Campuchia
20:43' - 10/08/2022
Tại điều 4 Prakas số 263 C về thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu có quy định thực phẩm nhập khẩu vào Campuchia phải đáp ứng yêu cầu về an toàn của nước này hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
-
DN cần biết
Ra mắt giao diện mới trang thông tin điện tử Tổng cục Du lịch
17:46' - 10/08/2022
Trung tâm Thông tin du lịch vừa chính thức ra mắt giao diện mới trang thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước của Tổng cục Du lịch tại địa chỉ https://vietnamtourism.gov.vn/.
-
DN cần biết
Việt Nam đề nghị Tập đoàn Nasdaq giới thiệu các nhà đầu tư Mỹ có uy tín
10:55' - 10/08/2022
Ngày 9/8, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã có cuộc gặp với ông Robert McCooey, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh và châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Nasdaq
-
DN cần biết
Snap lên kế hoạch cắt giảm lao động sau khi thua lỗ
09:59' - 10/08/2022
“Cha đẻ” của ứng dụng nhắn tin Snapchat, Snap Inc. đang có kế hoạch cắt giảm lao động sau khi lỗ ròng trong quý II. Trước đó, công ty cho biết "không hài lòng" với hiệu suất kinh doanh gần đây.
-
DN cần biết
Campuchia sẽ kiểm tra mì của Việt Nam sau cảnh báo của EU
20:10' - 09/08/2022
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) phát hiện một số mì nhập khẩu từ Việt Nam có chứa ethylene oxide (chất cấm sử dụng trong thực phẩm), các cơ quan Campuchia dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra và ngăn chặn.
-
DN cần biết
Singapore nhiều hoạt động kỷ niệm biểu tượng du lịch tượng Merlion tròn 50 tuổi
20:09' - 09/08/2022
Ngày 15/9 tới, Tượng Merlion đầu sư tử, mình cá của Singapore sẽ bước sang tuổi 50. Nhân sự kiện này, người dân địa phương và du khách sẽ được khám phá hơn 20 trải nghiệm và sản phẩm du lịch đặc biệt.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ gia hạn điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại với gỗ dán từ Việt Nam
17:14' - 09/08/2022
Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngày 31/8 sẽ diễn ra sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc
16:54' - 09/08/2022
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc diễn ra trong 5 ngày kể từ ngày 31/8 - 4/9/2022.