Việt Nam và Iran sẽ đẩy mạnh hợp tác về kinh tế-thương mại
Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta tới Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 13 đến 15/3, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch đã trả lời phỏng vấn Thời báo Tehran (Tehran Times) của Iran về triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước, trong đó nhấn mạnh rằng thúc đẩy thương mại là xuất phát điểm tốt cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Iran.
Trong số ra ngày 12/3, Thời báo Tehran dẫn trả lời phỏng vấn của Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch đánh giá rằng thỏa thuận hạt nhân, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) mà Iran đạt được với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, cùng với Đức) hồi tháng 7/2015, là một bước đột phá lớn đối với ngành ngoại giao Iran, đồng thời đánh dấu một thời kỳ mới đối với Iran, giúp đất nước Trung Đông này hội nhập trở lại với cộng đồng thế giới.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch khẳng định: "JCPOA sẽ có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Iran, bởi trước thời điểm các lệnh trừng phạt được bãi bỏ, các nước - trong đó có Việt Nam - rất khó khăn trong việc thúc đẩy giao thương với Iran.
Khi các lệnh cấm vận được dỡ bỏ, trao đổi buôn bán song phương sẽ thuận lợi hơn. Hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam mong muốn tham gia vào thị trường Iran và tôi cũng nhận thấy điều này ở các doanh nghiệp Iran".
Đánh giá về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch nhấn mạnh: "Hai bên cần phải thúc đẩy trao đổi thương mại vì Iran có những mặt hàng mà Việt Nam không có, trong khi Việt Nam có nhiều hàng hóa mà Iran cần. Đó là lý do tại sao thương mại là một xuất phát điểm tốt cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Lĩnh vực hóa dầu là một trong những thế mạnh của Iran. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều hàng hóa như nông sản, dệt may và giày da có thể cung cấp cho thị trường Iran".
Đại sứ cũng cho rằng hai nước có tiềm năng lớn để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch.
Về triển vọng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch cho biết nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tới Iran lần này, hai bên sẽ thảo luận khả năng thành lập một liên doanh tại Việt Nam giữa Tập đoàn Đầu tư Ghadir của Iran (IGIG) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM) để sản xuất các sản phẩm hóa dầu, với nguyên liệu đầu vào được nhập từ Iran.
Đây là cơ hội tốt đối với Iran vì nếu Iran sản xuất hóa dầu tại Việt Nam, nước này có thể xuất khẩu sản phẩm thông qua Việt Nam sang các thị trường thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Mỹ, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc, với các mức thuế rất thấp.
Dự án liên doanh này có lợi cho cả hai nước vì Iran không thể tiếp cận trực tiếp thị trường TPP. Trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tới Iran, hai nước sẽ ký Biên bản ghi nhớ liên quan đến liên doanh hóa dầu nêu trên.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch cho biết thêm, hai nước cũng sẽ ký một Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng trung ương Iran nhằm mở rộng quan hệ trong lĩnh vực ngân hàng giữa hai định chế này, với mục tiêu tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính song phương.
Bên cạnh đó, một diễn đàn doanh nghiệp quy mô lớn sẽ diễn ra nhân dịp này, vì có một phái đoàn đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam tháp tùng Chủ tịch Trương Tấn Sang. Sự kiện sẽ do Cơ quan Xúc tiến Thương mại Iran tổ chức, quá đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm được các đối tác Iran.
Về hợp tác trong lĩnh vực dệt may, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch cho rằng các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam nên đầu tư vào vì đây là một thị trường lớn và là cửa ngõ tiến vào các thị trường khu vực.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng lên 1,8 triệu thùng/ngày
11:59' - 11/03/2016
Xuất khẩu dầu thô của nước này đã tăng lên 1,8 triệu thùng/ngày. Đây là mức đạt được lần đầu tiên kể từ năm 2012.
-
Kinh tế Thế giới
Iran sẽ đạt tăng trưởng kinh tế trên 5% năm 2016
12:08' - 07/03/2016
Thống đốc Ngân hàng trung ương Iran, Valiollah Seif, dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng hơn 5% trong năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hy vọng tái xuất khẩu dầu qua đường ống SUMED của Ai Cập
09:08' - 07/03/2016
Một quan chức Công ty đường ống dầu khí Arập cho biết "đang xem xét để đảm bảo Iran tuân thủ các quy định của lệnh trừng phạt, trước khi nối lại các hoạt động xuất khẩu dầu qua hệ thống SUMED".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh mừng 50 năm non sông liền một dải - Đất nước trọn niềm vui
16:17'
Cùng với không khí trang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân và các địa phương đã tưng bừng tổ chức nhiều hoạt động, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn các thế hệ đi trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Tân Sơn Nhất có xe buýt nội bộ từ Nhà ga T3 cho khách nối chuyến
15:59'
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lưu ý, xe buýt này chỉ có 1 chiều từ Nhà ga T3 (quốc nội) sang điểm A2 của Nhà ga T1 (quốc nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ sau hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang
12:42'
Theo kế hoạch, tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn các địa điểm dự kiến bố trí làm nơi ở cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Giang như: Nhà khách Kim Bình, Nhà khách Liên đoàn Lao động tỉnh...
-
Kinh tế Việt Nam
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng
11:53'
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
11:10'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo: Để thể chế trở thành lợi thế
08:10'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là kim chỉ nam để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14' - 30/04/2025
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10' - 30/04/2025
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50' - 30/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.