Xóa nợ học phí đại học - bài toán khó với giới chức Mỹ
Bộ Giáo dục Mỹ đang phải đau đầu xử lý chồng đơn xin được xóa nợ đại học đang đột ngột tăng vọt. Theo thông tin đăng trên tờ "The Wall street Journal", trong sáu tháng qua, có hơn 7.500 cựu sinh viên nộp đơn xin được xóa nợ cho tổng cộng 164 triệu USD tiền vay để học đại học.
Lý do được đưa ra là trường học đã đánh lừa họ khi đưa ra những lời hứa đảm bảo sẽ giúp họ có những công việc được trả lương cao sau khi tốt nghiệp.
Theo luật Liên bang Mỹ, khoản nợ đại học sẽ được xóa nếu người vay chứng minh được rằng trường học đã dùng mánh khóe tuyển sinh bất hợp pháp, chẳng hạn như nói không đúng sự thật về chất lượng giáo dục của trường hay phóng đại về thu nhập mà sinh viên có thể được hưởng sau khi tốt nghiệp.
Năm 1994, Mỹ bắt đầu triển khai chương trình xóa nợ đại học nhằm trợ giúp hàng trăm nghìn người Mỹ phải gồng mình trả những món tiền vay ngân hàng để theo học đại học nhưng sau đó không thể kiếm được công việc có mức thu nhập thỏa đáng.
Tuy nhiên, trước thời điểm năm 2015, Bộ Giáo dục Mỹ chỉ phải giải quyết 5 đơn xin nợ, và 3 trong 5 đơn được chấp nhận. Chỉ riêng trong năm 2015, Bộ Giáo dục Mỹ đã đồng ý xóa gần 28 triệu USD tiền vay của 1.300 cựu sinh viên các trường Corinthian - thuộc công ty kinh doanh giáo dục Corinthian do tập đoàn này phá sản trong cùng năm.
Sau vụ việc trường Corinthian, số người nộp đơn xin xóa nợ đột ngột tăng vọt và có nguy cơ khiến ngân sách Mỹ mất hàng trăm triệu USD. Hiện Bộ Giáo dục nước này đang tiến hành một cuộc đàm phán kéo dài một tháng với đại diện của các sinh viên, trường học và chủ nợ để ra những quy định rõ ràng hơn vì chương trình xóa nợ có từ năm 1994 theo họ là rất mơ hồ.
Cho đến nay, gần như tất cả những “con nợ” nộp đơn xin được xóa nợ theo chương trình 1994 là các cựu sinh viên của những trường trực thuộc các công ty kinh doanh giáo dục.
3/4 số này theo học tại các cơ sở thuộc sở hữu của Công ty kinh doanh giáo dục Corinthian trong khi hàng trăm người khác theo học các viện nghệ thuật thuộc sở hữu của Công ty Quản lý Giáo dục, và các viện công nghệ ITT thuộc sở hữu của Công ty Dịch vụ giáo dục ITT. Ba công ty này đang bị Chính phủ Mỹ điều tra vì áp dụng các phương cách tuyển sinh bất hợp pháp.
Theo số liệu của chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang tại New York, việc số đơn xin xóa nợ đại học tăng đột biến được xem là hệ quả của việc học phí đại học tại Mỹ đã tăng đến 250% trong vòng 30 năm qua, khiến số nợ của sinh viên trong thập niên qua tăng gần gấp ba, lên tới 1.200 tỷ USD.
Để được học đại học ở Mỹ, trung bình một sinh viên phải trả 29.000 USD/năm. Không phải gia đình nào cũng trang trải được chi phí khổng lồ này, do đó quá nửa học sinh tại Mỹ phải chọn giải pháp đi vay từ các ngân hàng.
Hiện có khoảng 40 triệu sinh viên Mỹ đang phải gồng mình gánh một món nợ khổng lồ có thể lên đến hơn 100.000 USD/người. Với mức thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường hiện nay thì có thể đến 50 tuổi họ vẫn chưa trả hết số nợ này.
Tháng 9/2015, chính quyền Tổng thống Obama đã công bố một loạt sửa đổi đối với chương trình Xin trợ giúp học phí cho sinh viên toàn liên bang nhằm giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần cho sinh viên.
- Từ khóa :
- Đại học tại Mỹ
- trợ giúp học phí
- việc làm
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.