"Cơn ác mộng" ập xuống ngành điện tử toàn cầu
Chuyên gia tài chính Charles Gave, người đứng đầu viện Institut des Libertés, nhận định ngành điện tử sẽ là khu vực dễ bị tổn thương nhất của kinh tế thế giới trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát.
*Từ sự rung lắc của “công xưởng thế giới”… Sự phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng bộc lộ là “gót chân Asin” của kinh tế thế giới và COVID-19 là "phép thử" cho thị trường điện tử toàn cầu. Việc kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Trung Quốc do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh đã gây ra tình trạng đình trệ trong chuỗi cung ứng.Nhưng điều đáng lo ngại hơn là vẫn chưa biết được khi nào các nhà máy tại Trung Quốc mới hoạt động trở lại hoàn toàn. Và đây thực sự là "cơn ác mộng" đối với các công ty điện tử phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc đại lục.
Lấy ví dụ một chiếc điện thoại của Apple. Chiếc điện thoại này được lắp ráp từ những linh kiện sản xuất ở các nước khác nhau, trong đó có Trung Quốc.Điều dễ hiểu là nếu một số bộ phận quan trọng nào đó được sản xuất tại một nhà máy đang ngừng hoạt động, Apple sẽ không thể lắp ráp xong chiếc điện thoại. Và thế là chuỗi sản xuất này có nguy cơ bị phá vỡ.
Apple dự kiến đạt doanh thu từ 63-67 tỷ USD trong quý I/2020. Tuy vậy, thông báo mới đây của Apple nêu rõ hãng có thể sẽ không đạt được mức doanh thu kỳ vọng nói trên, trong bối cảnh hoạt động sản xuất giảm sút và nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu do sự bùng phát của dịch COVID-19. Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, nhiều công ty Trung Quốc cũng như các hãng nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc, trong đó có Foxconn, nhà lắp ráp điện thoại iPhone của “quả táo khuyết”, đã bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại sau nhiều tuần "án binh bất động".Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nhân công cùng với những vấn đề khác đã khiến các cơ sở sản xuất chỉ đạt được sản lượng tối thiểu.
KGI, một công ty môi giới của Đài Loan (Trung Quốc), ước tính các nhà máy của Foxconn tại Trung Quốc sẽ chỉ có thể hoạt động ở mức 30-40% so với mức sản xuất thông thường vào cuối tháng Hai và doanh thu quý I/2020 có thể giảm 46% so với quý IV/2019. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba của Apple và là nơi đặt phần lớn chuỗi cung ứng của hãng. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 15% doanh thu quý IV/2019 của Apple, tương đương 13,6 tỷ USD, và 18% doanh thu quý IV/2018.Chính vì vậy, sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất ở Trung Quốc đã khiến Apple trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu chịu nhiều ảnh hưởng nhất của dịch COVID-19.
Đối với Samsung, việc gần như đã "nhường" thị trường Trung Quốc cho các đối thủ trong những năm qua đã giúp hãng điện tử Hàn Quốc này "bình an" trước việc các cửa hàng bán lẻ đóng cửa và nhu cầu sụt giảm ở Trung Quốc vốn đã gây thiệt hại cho Apple và các hãng khác.Tuy nhiên, nếu dịch bệnh còn kéo dài thì Samsung cũng sẽ không nằm ngoài vòng ảnh hưởng vì hãng cũng dựa vào nguồn cung nhiều linh kiện/thiết bị từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Samsung cũng dựa vào các đối tác sản xuất theo hợp đồng ở Trung Quốc đối với các mẫu điện thoại cấp thấp của hãng.
Trong một thông cáo báo chí gửi cho Reuters, Samsung nói: "Chúng tôi đang nỗ lực tối đa để giảm thiểu tác động đối với hoạt động sản xuất".
Mới đây, TrendForce đã giảm dự báo sản lượng trong quý đầu tiên của năm 2020 là 10% đối với Apple. Trong khi đó, dự báo sản lượng đối với Samsung Electronics chỉ ước tính hạ 3%.
Không chỉ chuỗi cung ứng bị gián đoạn, mà tình hình dịch bệnh còn "bào mòn" nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Theo số liệu từ Viện công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (AICT), doanh số điện thoại thông minh (smartphone) ở nước này chỉ đạt 20,4 triệu chiếc trong tháng 1/2020, giảm 36,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trước khi bùng phát dịch COVID-19, thị trường điện thoại thông minh toàn cầu được dự đoán là sẽ chấm dứt sự sụt giảm hai năm liên tiếp nhờ vào việc triển khai mạng viễn thông 5G có tốc độ nhanh hơn, nhưng trận dịch này đã "dội gáo nước lạnh" vào sự phục hồi với doanh số toàn cầu nhiều khả năng sẽ sụt giảm. … đến triển vọng phục hồi mong manh của kinh tế toàn cầu Hồi đầu năm nay, hầu hết các định chế tài chính đều có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2020.Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 8/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,5% năm 2020, tăng nhẹ so với mức thấp trong giai đoạn hậu khủng hoảng là 2,4% của năm ngoái.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thậm chí còn lạc quan hơn khi dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng từ 2,9% trong năm 2019 lên 3,3% trong năm nay và 3,4% năm tới.
Thời điểm đó, mặc dù đều chỉ ra những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu, nhưng cả WB và IMF đều hầu như không đề cập tới dịch COVID-19 như là "mối đe dọa cản trở tăng trưởng", do dịch bệnh mới chỉ bùng phát ở Trung Quốc.Giờ đây, dịch COVID-19 đã lan rộng ra nhiều nước, gây gián đoạn các chuỗi cung ứng ở châu Á. Thực tế này khiến cả WB và IMF đều có cái nhìn thận trọng hơn.
Trong một tuyên bố mới đây, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế ở Trung Quốc và có thể đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu.Bà Georgieva cảnh báo kể cả trong trường hợp dịch bệnh này nhanh chóng được kiểm soát, tăng trưởng tại Trung Quốc và thế giới chắc chắn sẽ chịu tác động.
Cụ thể, theo người đứng đầu IMF, dịch COVID-19 có thể làm tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 0,1 điểm phần trăm và kinh tế Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 5,6% trong năm nay.
Cùng chung quan điểm với Tổng Giám đốc IMF, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ý lo ngại về khả năng dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Thậm chí, một số chuyên gia có cái nhìn bi quan hơn so với người đứng đầu IMF, cho rằng vào thời điểm xảy ra Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003, Trung Quốc – nơi bùng phát dịch COVID-19 - chỉ chiếm 8% sản lượng kinh tế toàn cầu, nhưng giờ đây, con số này đã tăng lên 19%.
Cho dù có những khác biệt trong nhận định, nhưng trong tuyên bố chung của hội nghị mới đây ở Riyadh, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đều nhất trí rằng sau những dấu hiệu của sự bình ổn vào cuối năm 2019, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể ở mức khiêm tốn trong năm 2020 và 2021, do các rủi ro gây suy giảm tăng trưởng, trong đó có sự bùng phát của dịch COVID-19./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động chế tạo của Trung Quốc giảm tốc kỷ lục
17:56' - 29/02/2020
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 29/2 công bố số liệu cho thấy hoạt động chế tạo của nước này đã giảm với tốc độ nhanh nhất chưa từng thấy trong tháng 2/2020.
-
DN cần biết
Mỹ hỗ trợ 1 tỷ USD cho công ty viễn thông thay thế thiết bị Trung Quốc
15:09' - 29/02/2020
Các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua dự luật hỗ trợ 1 tỷ USD để giúp các nhà mạng viễn thông "loại bỏ và thay thế" thiết bị của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE.
-
Kinh tế Thế giới
Khi COVID-19 thâm nhập "vào từng ngõ ngách" kinh tế Trung Quốc
06:30' - 29/02/2020
Vấn đề then chốt của phòng chống dịch bệnh chính là kiểm soát thời gian diễn ra dịch bệnh, không để để tác động bất ngờ ngắn hạn diễn biến thành ảnh hưởng trung hạn, thậm chí là dài hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41' - 28/11/2024
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06' - 28/11/2024
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36' - 28/11/2024
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59' - 28/11/2024
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.